Bạn phát hiện ra những vết bầm tím trên da sau khi hút mỡ? Bạn lo lắng rằng liệu nó có phải là biến chứng tiêu cực sau phẫu thuật thẩm mỹ? Và liệu bầm tím sau hút mỡ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn cùng Bệnh viện thẩm mỹ SIAM Thailand tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bầm tím sau hút mỡ có nguy hiểm không?
Sự xuất hiện của bầm tím sau khi thực hiện phẫu thuật hút mỡ thường là một hiện tượng thông thường và không đáng lo ngại. Thường thì bầm tím sẽ giảm dần và biến mất sau vài tuần kể từ sau phẫu thuật. Nếu bầm tím không giảm đi sau 2 tuần hoặc lan rộng ra nhiều khu vực khác, có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn. Sự sưng tấy và đau nhức có thể là biểu hiện của viêm nhiễm hoặc các vấn đề khác cần được chăm sóc và xử lý kịp thời.
Nếu cảm thấy sốt, mệt mỏi hoặc xuất hiện các triệu chứng không bình thường khác, việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức là cần thiết. Trong trường hợp này, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến bầm tím sau hút mỡ
Bầm tím là một hiện tượng phổ biến sau khi thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ, bao gồm cả hút mỡ. Tình trạng này xảy ra do sự tổn thương của các mao mạch nhỏ li ti trên bề mặt da, dẫn đến rỉ máu và tụ lại dưới da. Mức độ bầm tím có thể khác nhau tùy thuộc vào thể trạng mỗi người và kỹ thuật thực hiện của bác sĩ. Thông thường, bầm tím sau hút mỡ sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bầm tím có thể kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn nếu người dùng có các yếu tố nguy cơ như:
- Hút thuốc lá
- Sử dụng thuốc chống đông máu (aspirin, thuốc chống viêm không steroid…)
- Có tiền sử xuất huyết/đông máu bất thường
Bên cạnh đó, bầm tím có thể là dấu hiệu của tổn thương tĩnh mạch nông trong quá trình hút mỡ, nhưng nguyên nhân này rất hiếm khi xảy ra.
Bầm tím rất hiếm khi tiến triển thành bệnh lý nặng hơn, nhưng vẫn có số khách hàng có thể bị bầm tím nặng hoặc lan rộng ngay từ đầu. Đối với trường hợp này, khách hàng cần theo dõi sát sao và liên hệ với bác sĩ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu đáng nghi nào chẳng hạn như đau bất thường, nóng rát,…
Phân biệt chính xác bầm tím với ổ tụ máu
Tụ máu và bầm tím sau hút mỡ là hai tổn thương thường gặp do tác động ngoại lực. Tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng chúng cũng có những điểm khác biệt rõ rệt.
Điểm giống nhau: Cả hai đều xuất hiện do tổn thương mạch máu, khiến máu chảy ra ngoài thành mạch.
Điểm khác nhau:
- Kích thước mạch máu: Tụ máu thường do tổn thương mạch máu lớn hơn, dẫn đến lượng máu chảy ra nhiều hơn. Bầm tím do tổn thương mao mạch nhỏ, lượng máu chảy ra ít hơn.
- Vị trí: Tụ máu thường nằm sâu bên dưới da, có thể gây sưng và đau. Bầm tím thường xuất hiện gần bề mặt da, chỉ gây đổi màu da.
- Cách xử lý: Với những ổ tụ máu lớn, có thể cần can thiệp của bác sĩ để trích máu. Bầm tím thường tự khỏi sau một thời gian.
Ngoài ra:
- Bầm tím có thể lan rộng hoặc tập trung ở một vùng, trong khi tụ máu thường nằm một chỗ.
- Tụ máu thường có hình dạng tròn đều hơn bầm tím
Cách phòng tránh tình trạng bầm tím sau hút mỡ
Trước khi hút mỡ
Việc hạn chế tối đa những biến chứng sau hút mỡ sẽ góp phần nâng cao độ an toàn, đảm bảo một quá trình hồi phục nhanh chóng, nhẹ nhàng nhất cho bệnh nhân, tạo ra nhiều cơ hội đem lại kết quả đẹp nhất có thể.
Chính vì vậy, trước khi làm phẫu thuật, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân áp dụng một số biện pháp nhằm hỗ trợ bầm tím sau khi hút mỡ, bao gồm:
- Tuyệt đối bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm chậm quá trình đông máu, dẫn đến nguy cơ bầm tím cao hơn. Bạn nên cai thuốc lá ít nhất 3 tuần trước và sau phẫu thuật.
- Ngừng sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng chống đông máu, ví dụ như aspirin, advil,… cần được ngưng sử dụng trước phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm và thảo dược có tác dụng chống đông máu: Tránh ăn tỏi, dùng vitamin E quá đà trong vài tuần trước và sau phẫu thuật.
- Sử dụng thực phẩm chức năng arnica: Arnica được nhiều bác sĩ khuyên dùng để giảm bầm tím. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng arnica trước và sau phẫu thuật.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về những vết bầm tím sau hút mỡ: Bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cho mình để nhận được những thông tin cụ thể cũng như rõ ràng hơn.
Trong quá trình hút mỡ
Các thao tác hút mỡ trong suất quá trình phẫu thuật thường là tác nhân chính có thể gây ảnh hưởng nên mức độ bầm tím.
Tại Bệnh viện thẩm mỹ Siam, chúng tôi sử dụng công nghệ hút mỡ Body Jet tiên tiến với quy trình giảm thiểu đau đớn và xâm lấn nhất có thể như sử dụng tia nước để bóc tách, phá vỡ liên kết mô mỡ và đưa mỡ ra bên ngoài một cách nhẹ nhàng, với lượng thuốc tên vừa đủ tích hợp trong tia nước bắn đảm bảo không gây đau đớn, khó chịu cho khách hàng cũng như hạn chế tối đá những vết bầm tết sau phẫu thuật.
Nhờ vậy mà kể cả khi khách hàng thực hiện dịch vụ hút mỡ đùi, lưng, bụng, nọng cằm,… đều không cảm thấy đau đớn, phục hồi nhanh và đem lại hiệu quả cực kỳ cao.
Sau khi hút mỡ
Sau khi hút mỡ, theo thời gian, những vết bầm tím sau hút mỡ sẽ mờ dần và không còn nữa. Sau đây là những biện pháp có thể được áp dụng để góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục:
- Để hỗ trợ giảm bầm tím, đặc biệt là những vết bầm tím dai dẳng, cũng như hạn chế tình trạng sưng nề, khách hàng nên mặc đồ bó, băng ép, hoặc gen nịt sau khi hút mỡ bụng..
- Chườm mát, mát xa tinh dầu arnica để giảm bầm tím, bạn nên tham khảo và trao đổi với bác sĩ phương pháp này trước khi quyết định thực hiện
Xem thêm:
- Hút mỡ sau sinh có ảnh hưởng đến sinh con không?
- Bao nhiêu tuổi là quá già để hút mỡ?
- Một số điều cần biết khi hút mỡ bụng
Thông qua bài viết này, chúng ta có thể thấy, bầm tím sau hút mỡ không hề đáng lo ngại, và chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh nó, nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, gọi ngay cho Bệnh viện thẩm mỹ Siam thông qua số 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 222 5222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) để được hỗ trợ nhé!