VIE

Các vị trí tích mỡ trong cơ thể và cách giảm mỡ hiệu quả

Bác sĩ: Bùi Xuân Huân

Giám đốc chuyên môn

Nội dung bài viết

Mỡ thừa không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến sức khỏe. Hãy cùng Bệnh viện thẩm mỹ SIAM Thailand khám phá về các vị trí tích mỡ trong cơ thể từ đó lên chiến lược hiệu quả để giảm mỡ trong cơ thể và có được cơ thể khỏe mạnh, cân đối hơn.

Mô mỡ là gì?

Định nghĩa

Mô mỡ là một loại mô liên kết, hiện diện khắp cơ thể với thành phần chính là các tế bào mỡ. Mô mỡ thường được tìm thấy phổ biến dưới da (mỡ dưới da), trong các cơ quan nội tạng (mỡ nội tạng), và thậm chí trong các khoang xương (mỡ tủy xương).

Loại mô này đóng vai trò như một lớp cách nhiệt, giữ ấm và ngăn ngừa mất nhiệt quá nhanh và giúp cơ thể dự trữ năng lượng dưới dạng lipid. Mô mỡ còn có khả năng tiết ra một số hormone như resistin, estrogen, leptin,… Tuy nhiên, việc tích tụ quá nhiều mô mỡ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thừa cân, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh hô hấp.

Có thể bạn quan tâm:

Mô mỡ là một loại mô liên kết hiện diện khắp cơ thể
Mô mỡ là một loại mô liên kết hiện diện khắp cơ thể

Cấu tạo

Cấu trúc của mô mỡ bao gồm màng mỡ, tế bào mỡ và các thành phần khác, cụ thể như sau:

  • Tế bào mỡ: Là thành phần chính của mô mỡ, có hình dạng bầu dục hoặc tròn. Những tế bào này thường không có nhân và chứa nhiều chất béo dưới dạng hạt mỡ.
  • Màng mỡ: Bao quanh và bảo vệ các tế bào mỡ. Đây là một lớp màng mỏng chứa các loại lipid khác nhau, bao gồm lipid chức năng, lipid cấu trúc, hormone và các protein.
  • Thành phần khác: Mô mỡ còn chứa các thành phần trong mạch máu mô đệm như nguyên bào sợi, tế bào nội mô mạch máu, tiền tế bào mỡ (preadipocytes) và đại thực bào mô mỡ (tế bào miễn dịch).
Cấu trúc của mô mỡ bao gồm nhiều thành phần khác nhau
Cấu trúc của mô mỡ bao gồm nhiều thành phần khác nhau

Chức năng

Trong cơ thể, mỡ đóng vai trò quan trọng với các chức năng sau:

  • Lưu trữ và giải phóng năng lượng khi cần thiết cho hoạt động cơ thể.
  • Lớp cách nhiệt bảo vệ cơ thể, giúp giữ ấm và bảo vệ cơ thể khỏi mất nhiệt quá nhanh
  • Đóng vai trò như “đệm đỡ”, hạn chế sự va đập lên các cơ quan mềm bên trong cơ thể.
  • Điều chỉnh cảm giác đói thông qua sản xuất hormone “no” leptin, giúp làm giảm cảm giác đói bằng cách liên kết với vùng não dưới đồi.
  • Hỗ trợ cân bằng năng lượng trong cơ thể. Điều hòa lượng cholesterol và glucose.
  • Duy trì độ nhạy của insulin, một hormone quan trọng trong việc điều tiết đường huyết.
  • Góp phần củng cố sức khỏe hệ miễn dịch
  • Chuyển hóa hormone sinh dục
Mô mỡ đóng vai trò quan trọng trong cơ thể
Mô mỡ đóng vai trò quan trọng trong cơ thể

Sự hình thành của mô mỡ trong cơ thể

Khi lượng năng lượng tiêu thụ vượt quá nhu cầu của cơ thể, năng lượng dư thừa sẽ được lưu trữ trong các tế bào mỡ và góp phần hình thành mỡ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng gen adipose có thể đóng vai trò trong quá trình hình thành mỡ. Sự tích tụ mỡ quá mức thường đi kèm với các rối loạn chức năng trong mô mỡ, dẫn đến sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa và nội tiết của cơ thể.

Mô mỡ được hình thành khi tiêu thụ năng lượng quá mức
Mô mỡ được hình thành khi tiêu thụ năng lượng quá mức

Tổng hợp các vị trí tích mỡ trong cơ thể

Mỡ toàn phần trên cơ thể

Nguyên nhân chính gây ra sự tích tụ mỡ trên toàn phần cơ thể là do dư thừa chất béo. Khi lượng calo tiêu thụ vượt quá lượng calo đốt cháy, chất béo bắt đầu tích tụ, tạo ra mỡ thừa trên cơ thể. Những người thừa cân, béo phì hoặc có lối sống ít vận động thường gặp phải tình trạng này.

Để loại bỏ mỡ thừa trên toàn bộ cơ thể, việc tập luyện tích cực là cách hiệu quả nhất. Tập aerobic, đi bộ, chạy bộ hoặc bơi trong ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ chất béo, tăng cường cơ bắp và cải thiện vóc dáng. Ngoài ra, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường cũng là một bước quan trọng trong quá trình giảm mỡ toàn phần trên cơ thể.

Mỡ toàn phần trên cơ thể
Mỡ toàn phần trên cơ thể

Mỡ bụng dưới

Trong nhiều trường hợp, những người gặp phải căng thẳng và lo lắng thường tìm cách giải tỏa cảm xúc bằng cách tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Carbohydrate làm tăng mức serotonin, giảm trạng thái cảm xúc tiêu cực, nhưng cũng có thể gây tích tụ mỡ thừa, đặc biệt là ở vùng bụng dưới.

Giải pháp tốt nhất là học cách thư giãn và tránh xa stress. Bạn có thể thực hiện các hoạt động như thiền, yoga, đi bộ hoặc các bài tập thở để giảm căng thẳng. Ngoài ra, việc uống trà xanh có thể giúp đốt cháy chất béo và cân bằng cảm xúc và mang lại sự thư giãn tinh thần.

Mỡ bụng dưới
Mỡ bụng dưới

Mỡ đùi

Nguyên nhân gây ra sự tích tụ mỡ thừa nhiều ở vùng đùi thường xuất phát từ dư thừa gluten trong chế độ ăn hàng ngày. Đồ ăn chứa nhiều gluten bao gồm: Bia và các loại thức uống có cồn, một số loại bánh mì chế biến sẵn, thịt chế biến sẵn, hải sản, một số loại thuốc bổ và thực phẩm chức năng.

Bài tập phù hợp cho những người gặp phải tình trạng mỡ thừa tích tụ ở vùng đùi là đi bộ và leo cầu thang. Bạn nên bắt đầu ngày với một bữa sáng đầy đủ để kích thích trao đổi chất và hạn chế sử dụng thực phẩm chứa gluten trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Mỡ đùi

Mỡ bụng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng béo bụng, trong đó, chế độ ăn dư thừa calo và chất béo chiếm phần lớn. Tiêu thụ quá nhiều rượu bia cũng có thể góp phần vào tình trạng tích trữ chất béo ở bụng.

Để loại bỏ mỡ bụng, bạn cần kiểm soát lượng calo tiêu thụ và hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột và đường. Hãy chia nhỏ các bữa ăn giúp tránh tình trạng ăn quá no hoặc quá đói. Ngoài ra, tập plank, gập bụng và các bài tập tương tự cũng có thể giúp siết chặt cơ bụng và loại bỏ mỡ thừa hiệu quả.

Mỡ bụng
Mỡ bụng

Mỡ thân dưới

Mỡ thừa thường tích tụ ở phần thân dưới, bao gồm cả chân, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ gặp vấn đề về tĩnh mạch chân hoặc trong quá trình mang thai khiến chân sưng phình. Để giảm mỡ thừa ở phần thân dưới, bạn cần hạn chế thức ăn mặn vì muối có thể giữ nước trong cơ thể.

Bạn nên tránh ngồi lâu hơn 30 phút liền, thay vào đó, hãy đứng dậy để đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng. Khi ngủ, hãy kê chân cao hơn để ngăn chặn chất lỏng tập trung ở dưới chân.

Mỡ thân dưới
Mỡ thân dưới

Mỡ bụng, lưng

Mỡ thừa thường tích tụ ở vùng bụng và lưng, đặc biệt là ở những người ít vận động và thường xuyên ngồi nhiều. Những người thiếu ngủ, mất ngủ cũng dễ gặp phải tình trạng này.

Để giảm mỡ thừa ở vùng này, việc thay đổi lối sống là biện pháp hiệu quả nhất. Tích cực tập luyện, hạn chế ngồi lâu và dành thời gian cho việc đi bộ, chạy bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện vóc dáng. Hơn nữa, cần tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn, đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm.

Các vị trí tích mỡ trong cơ thể và cách giảm mỡ bụng, lưng
Mỡ bụng, lưng

Xem thêm

Bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có thể nắm được các vị trí tích mỡ trong cơ thể cũng như những cách giảm mỡ hiệu quả. Hãy liên hệ với SIAM theo hotline 094 222 5222 (TP.HCM) hoặc 0868 321 321 (Hà Nội) nếu như bạn đang có những thắc mắc về dịch vụ hút mỡ bụng, hút mỡ cánh tay,…từ các chuyên gia nhé.

Nội dung đã được kiểm duyệt

Đánh giá bài viết:

Bình luận*