VIE

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng đúng cách, an toàn, mau lành

Bác sĩ: Bùi Xuân Huân

Giám đốc chuyên môn

Nội dung bài viết

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng vô cùng quan trọng vì quyết định kết quả mũi đẹp, tự nhiên. Những lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh, tần suất và thao tác thực hiện cũng ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nâng mũi. SIAM Thailand chia sẻ cách vệ sinh mũi sau khi nâng đúng cách và an toàn. Xem ngay nhé!

Tại sao cần vệ sinh mũi sau khi nâng?

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng trở nên cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Vết thương hở tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vệ sinh mũi thường xuyên giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn. Từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm, sưng đỏ và hỗ trợ vết thương mau lành.

Ngoài ra vệ sinh mũi sau khi nâng còn giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo và đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Tóm lại, vệ sinh mũi là bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc sau nâng mũi, giúp bảo vệ sức khỏe và duy trì vẻ đẹp của chiếc mũi mới cũng như tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu.

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng theo từng giai đoạn

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng đúng cách theo từng giai đoạn, cụ thể là:

Tuần đầu tiên sau nâng

Đầu tiên, rửa tay thật sạch, dùng dung dịch sát khuẩn thấm vào bông tẩy trang để nhẹ nhàng làm sạch vết mổ. Sau đó, rửa lại bằng dung dịch nước muối sinh lý.

  • Đối với vùng da xung quanh mũi có sưng nhẹ, sử dụng bông y tế thấm nước muối sinh lý để lau sạch.
  • Đối với bên trong mũi, xịt nước muối sinh lý để vệ sinh từ ngày thứ hai sau phẫu thuật. Bạn cần sử dụng nước muối sinh lý liên tục trong ít nhất 3 tháng và không dùng bất kỳ loại thuốc xịt mũi nào khác trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.

Tránh để nước dính vào vết thương trong tuần đầu tiên và không tự ý tháo băng cho đến khi được chỉ định tháo.

Dùng dung dịch sát khuẩn thấm vào bông tẩy trang để làm sạch vết mổ.
Dùng dung dịch sát khuẩn thấm vào bông tẩy trang để làm sạch vết mổ.

Từ tuần thứ 2 đến khi vết thương lành hẳn

Từ tuần thứ 2, khi vết mổ bắt đầu lành, cách vệ sinh mũi sau khi nâng vẫn rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi trở về nhà, sử dụng nước muối sinh lý và bông y tế để làm sạch vết mổ. Sau khi cắt chỉ, bạn có thể bôi kem chống sẹo 3-4 lần mỗi ngày sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết thương. Tránh bôi thuốc kháng sinh hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Từ tuần thứ 2 sử dụng nước muối sinh lý và bông y tế để làm sạch.
Từ tuần thứ 2 sử dụng nước muối sinh lý và bông y tế để làm sạch.

Cách vệ sinh mũi khi vết mổ có dấu hiệu nhiễm trùng

Khi vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, tiết dịch hoặc chảy mủ, bạn nên đến bệnh viện để kịp thời xử lý và việc tự ý điều trị tại nhà có thể làm nghiêm trọng hơn. Trong khi chờ đến bệnh viện, hãy thực hiện các biện pháp vệ sinh tạm thời sau:

  • Không tự ý tháo băng để tránh làm vết thương nhiễm bẩn thêm.
  • Không tự ý dùng thuốc kể cả thuốc kháng sinh nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Vệ sinh nhẹ nhàng bằng việc sử dụng bông sạch thấm dung dịch sát khuẩn (nếu có) để lau nhẹ nhàng xung quanh vết thương, nhưng không chà xát mạnh.
  • Chườm lạnh để giảm sưng và đau.

Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh mũi sau nâng

Áp dụng các cách vệ sinh mũi sau khi nâng cần lưu ý những điều quan trọng sau:

Lựa chọn dung dịch vệ sinh

  • Nước muối sinh lý 0,9% là lựa chọn an toàn và phổ biến nhất cho việc vệ sinh mũi. Nó giúp làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn mà không gây kích ứng cho vết thương.
  • Dung dịch sát khuẩn để làm sạch vết thương nếu có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, tránh tự ý sử dụng các loại dung dịch khác như cồn hay oxy già vì có thể gây kích ứng và làm tổn thương vết thương.

Nước muối sinh lý 0,9% là lựa chọn an toàn.
Nước muối sinh lý 0,9% là lựa chọn an toàn.

Tần suất vệ sinh

  • Tuần đầu tiên: Vệ sinh mũi 2 – 3 lần/ngày bằng bông sạch thấm dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý. Điều này giúp giữ vết thương sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Từ tuần thứ 2: Giảm tần suất tầm 1 – 2 lần/ngày để duy trì độ sạch cho mũi.
  • Khi vết thương lành hẳn: Vệ sinh mũi hàng ngày để giữ cho mũi luôn sạch sẽ.
Vệ sinh mũi 2-3 lần/ngày đối với tuần đầu tiên.
Vệ sinh mũi 2-3 lần/ngày đối với tuần đầu tiên.

Thao tác vệ sinh

Việc thực hiện đúng thao tác vệ sinh sẽ giúp hỗ trợ quá trình hồi phục hiệu quả theo các hướng dẫn sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn.
  • Chuẩn bị dụng cụ: Bông sạch, bông tẩy trang, dung dịch vệ sinh và khăn mềm.
  • Thực hiện vệ sinh: Nhẹ nhàng thấm bông vào dung dịch vệ sinh, lau sạch xung quanh vết mổ theo chiều từ trong ra ngoài, tránh chà xát mạnh. Sau đó dùng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng vùng mũi.

Cách chăm sóc sau nâng mũi giúp hồi phục nhanh, vào form đẹp

Chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc và tái khám là cách chăm sóc, cách vệ sinh mũi sau khi nâng giúp hồi phục nhanh, vào form đẹp.

Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp vết thương mau lành sau nâng mũi. Dưới đây là danh sách thực phẩm nên ăn và nên tránh:

Những thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu protein (Thịt nạc gà, bò, heo, cá hồi, cá ngừ, cá thu, trứng gà, các loại đậu): Cung cấp protein và vitamin cần thiết và tái tạo tế bào, thúc đẩy quá trình lành thương.
  • Trái cây và rau xanh (Cam, quýt, bưởi, rau lá xanh đậm như cải xoăn, rau bina, trái cây có màu đỏ như đào, dâu tây): Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều cung cấp omega-3 tốt cho tim mạch và da.
  • Cháo, súp: Dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng và chất lỏng cần thiết cho cơ thể.
Những thực phẩm nên ăn giàu vitamin.
Những thực phẩm nên ăn giàu vitamin.

Những thực phẩm nên kiêng

  • Thực phẩm cứng, dai làm ảnh hưởng đến vết thương như thịt bò dai, rau sống, trái cây cứng.
  • Các loại hạt chưa được chế biến.
  • Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, tỏi
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ gây khó tiêu và làm tăng cholesterol như đồ chiên rán, thức ăn nhanh.
  • Thực phẩm lên men có thể gây đầy hơi và khó tiêu như dưa cải, kim chi, sữa chua.
  • Rượu bia, cà phê ảnh hưởng đến quá trình rối loạn đông máu và làm chậm quá trình lành thương.

Xem thêm: Nâng mũi kiêng gì? Nên ăn thực phẩm nào? Cách chăm sóc sau nâng mũi

Hạn chế đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
Hạn chế đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.

Chế độ sinh hoạt và sử dụng thuốc

Sau nâng mũi, chế độ sinh hoạt và việc sử dụng thuốc đúng cách để đảm bảo quá trình hồi phục hiệu quả.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ trong những ngày đầu để cơ thể phục hồi.
  • Tránh vận động mạnh như chạy nhảy, nâng vật nặng và tập thể dục quá sức.
  • Nằm ngửa khi ngủ để tránh va chạm vào mũi, giúp bảo vệ vết mổ.
  • Đeo nẹp mũi cố định để tránh làm lệch mũi sau khi nâng.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đối với thuốc kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng. Còn thuốc giảm đau làm giảm cảm giác đau và khó chịu. Thuốc chống sưng giảm tình trạng sưng và bầm tím.

Đeo nẹp mũi cố định để tránh làm lệch mũi sau khi nâng.
Đeo nẹp mũi cố định để tránh làm lệch mũi sau khi nâng.

Tái khám đều đặn theo lịch hẹn

Tái khám theo lịch hẹn là một bước quan trọng trong quá trình hồi phục sau nâng mũi. Việc này giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của bạn và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết. Nếu các triệu chứng xuất hiện thì nên trực tiếp hỏi bác sĩ để được giải đáp ngay để đảm bảo vết thương lành nhanh chóng và đạt kết quả thẩm mỹ tối ưu.

Tái khám để bác sĩ kiểm tra mũi.
Tái khám để bác sĩ kiểm tra mũi.

Những dấu hiệu mũi bị nhiễm trùng sau khi nâng

Những dấu hiệu thường thấy khi mũi bị nhiễm trùng sau khi nâng

  • Bị sưng và tấy đỏ kéo dài

Sau phẫu thuật nâng mũi, sưng và tấy đỏ là hiện tượng bình thường, thường giảm dần sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng đỏ kéo dài và có xu hướng gia tăng, bạn cần xem xét kỹ lưỡng. Điều này có thể cho thấy cơ địa của bạn không hồi phục tốt hoặc vết mổ đang gặp vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng. Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.

  • Ngày càng đau

Sau phẫu thuật, cảm giác đau nhẹ là điều bình thường trong 1-2 ngày đầu và sẽ giảm dần sau sau đó. Nhưng nếu bạn nhận thấy cơn đau không những không giảm mà còn gia tăng, kèm theo cảm giác nhức mũi, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về nhiễm trùng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.

  • Vết thương sau khi nâng không khô lại

Nếu vết thương trên mũi không khô mà vẫn chảy dịch màu vàng hoặc xanh lá cây hoặc có mủ trong thời gian dài, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Sốt

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp phải nhiễm trùng. Sau phẫu thuật bạn thấy vết khâu chưa khô và có dịch mủ kèm theo sốt, đó là dấu hiệu cảnh báo cần được kiểm tra ngay. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

  • Vùng mũi dần chuyển màu thâm đen

Vùng mũi chuyển màu thâm đen có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng, biểu hiện của hoại tử mô. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật mà còn tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Việc liên hệ bác sĩ kịp thời là rất quan trọng.

Sốt sau khi nâng mũi
Sốt sau khi nâng mũi

Xem thêm:

Trên đây bài viết đã chia sẻ cách vệ sinh mũi sau khi nâng để tránh làm nhiễm trùng vết thương và đảm bảo kết quả mũi đẹp, tự nhiên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, nhấc máy gọi ngay số hotline 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 222 5 222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) để được giải đáp kịp thời nhé!

Nội dung đã được kiểm duyệt

Đánh giá bài viết:

Bình luận*