Những năm gần đây, nhiều thông tin tràn lan trên mạng cho rằng nâng ngực không được đi máy bay vì có thể sẽ gây vỡ túi độn, vậy điều này có thật không và nâng ngực có đi máy bay được không? Mời các bạn cùng Bệnh viện thẩm mỹ Siam Thailand tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Đi máy bay có nổ túi ngực không?
Đi máy bay sẽ không gây nổ túi ngực nếu bạn tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Trong những năm gần đây, mọi người đã xôn xao về trường hợp một phụ nữ bị nổ túi ngực khi đi máy bay, điều này đã tạo ra một làn sóng lo lắng đối với các chị em quan tâm đến việc làm đẹp nói chung, đặc biệt là những người đã từng hoặc đang có nhu cầu thực hiện nâng ngực nói riêng.
Với những người đã từng đi máy bay, việc thay đổi áp suất và không khí đột ngột khi máy bay cất cánh và hạ cánh có thể gây ra cảm giác căng tức và khó thở. Điều này có thể đã dẫn đến suy đoán rằng áp suất là nguyên nhân gây ra việc túi ngực nổ.
Hãy cùng bác sĩ Bùi Xuân Huân giải đáp thắc mắc nâng ngực có bị bể túi không
Tuy nhiên, việc thay đổi môi trường như vậy nhiều lắm chỉ có thể gây ra các vấn đề như chảy máu mũi hoặc khó thở. Bởi bạn phải hiểu rằng, túi ngực nhân tạo (nếu chất lượng đảm bảo) thường có thể chịu được lực tác động lớn như một chiếc ô tô chèn qua mà vẫn giữ được độ bền. Vì vậy, rất khó có thể tin rằng áp suất thay đổi nhỏ như vậy có thể gây nổ túi ngực.
Nếu sau khi nâng ngực, khách hàng đi máy bay và xảy ra vấn đề gì, thì có thể chỉ là nguy cơ chảy máu từ vết mổ do sự chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài máy bay…
Vậy nên, nếu có vấn đề về việc nổ túi ngực, nguyên nhân chính có thể chỉ đến từ việc họ đã thực hiện thẩm mỹ tại một cơ sở không đảm bảo chất lượng, dẫn đến việc túi ngực được sử dụng không đáng tin cậy, và vấn đề nổ túi ngực không thể xuất phát từ việc thay đổi áp suất khi đi máy bay.
Nâng ngực có đi máy bay được không?
Áp suất khi đi máy bay có thể tác động đến các vết thương, vết khâu chưa lành. Tuy nhiên, để làm túi ngực vỡ thì không thể. Bởi chúng không đủ lực nên bạn hoàn toàn yên tâm. Nhưng chúng tôi khuyến khích bạn cần để vết thương, vết khâu lành hẳn trước khi đi máy bay.
Trên máy bay, ở độ cao hàng nghìn mét, áp suất bên ngoài giảm mạnh nhưng không khí bên trong khoang hành khách vẫn luôn duy trì được độ cân bằng. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sự chênh lệch áp suất không gây ra vấn đề với vùng ngực mới nâng.
Áp suất trên máy bay không gây nổ túi ngực, đặc biệt là những túi chất lượng cao. Vì vậy, khi cơ thể đã hồi phục ổn định, bạn có thể di chuyển bằng máy bay mà không cần lo lắng về bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.
Trong khoảng thời gian 5 đến 7 ngày trước và sau khi tiến hành phẫu thuật nâng ngực, bạn vẫn chưa nên di chuyển bằng máy bay. Vì lúc này, vết khâu chưa lành, cơ thể vẫn khá yếu nên có thể dễ mệt mỏi, chảy máu từ vết mổ, nhiễm trùng vết mổ,…
Khoảng thời gian thích hợp nhất để di chuyển bằng máy bay là khoảng 2 tuần sau khi nâng ngực hoặc lâu hơn, tùy vào quá trình hồi phục của mỗi người. Khi vết khâu đã lành và nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng giảm đi đáng kể, bạn có thể yên tâm di chuyển bằng máy bay như bình thường.
Lưu ý khi đi máy bay sau nâng ngực
Tránh xách hành lý, kéo vali quá nặng
Việc mang vác nhiều đồ nặng có thể dẫn đến tình trạng căng tức ngực, hụt hơi, khó thở, và có thể gây ra những tác động xấu đến vết mổ. Đặc biệt, đối với những bạn sử dụng túi độn kích thước lớn, rủi ro này sẽ càng cao hơn, nhất là khi phải cúi xuống và gồng mình có thể gây ra áp lực mạnh lên ngực, tạo ra những rủi ro ngoài mong đợi.
Tuy nhiên, trong những trường hợp không thể tránh khỏi phải mang theo nhiều đồ đạc, bạn nên nhờ người khác kéo hoặc xách hộ để giảm bớt áp lực lên vùng ngực và giữ cho quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.
Uống nước thường xuyên
Sau phẫu thuật, cơ thể thường rơi vào tình trạng thiếu nước cho nên bạn sẽ cảm thấy khát thường xuyên. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do còn tồn dư thuốc tê hoặc thuốc gây mê được sử dụng trong quá trình thẩm mỹ.
Do đó, bạn cần phải bổ sung nước thường xuyên (mỗi ngày nên uống từ 2,5 lít nước trở lên). Bên cạnh việc giúp cơ thể duy trì sức khỏe, việc cung cấp đủ nước cũng sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn, đồng thời giúp tránh được các rủi ro có thể xuất phát từ tình trạng mất nước.
Chuẩn bị thuốc cho các tình huống khẩn cấp
Đối với những người gặp vấn đề về đường hô hấp hoặc các bệnh tim mạch, việc phải sử dụng các loại thuốc đặc trị và hỗ trợ là điều vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, để đảm bảo an tâm nhất, ngoài các loại thuốc đã được sử dụng trước đó và các loại thuốc được bác sĩ kê sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ trực tiếp với các bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ và tư vấn một cách chính xác nhất.
Vận động nhẹ nhàng sau các chuyến bay dài
Ngoài ra, bạn cũng đã biết rằng cảm giác khó chịu, mệt mỏi thường xảy ra khi phải ngồi trên các chuyến bay kéo dài hàng giờ. Để giảm bớt tình trạng này, lời khuyên cho bạn là nên chọn những vị trí gần lối đi để dễ dàng di chuyển và vận động trong suốt quá trình bay. Điều này không chỉ giúp máu trong cơ thể lưu thông ổn định mà còn đảm bảo không xảy ra các vấn đề không mong muốn.
Xem thêm:
- Nâng ngực bao lâu thì được quan hệ như bình thường?
- Nâng ngực bao lâu thì mềm tự nhiên như ngực thật?
- Nâng ngực có cho con bú được không? Có an toàn không?
Vậy, câu trả lời cho câu hỏi đi máy bay có bị nổ túi ngực không? Nâng ngực có đi máy bay được không? thì câu trả lời hoàn toàn là không có vấn đề gì nếu như bạn tuân thủ theo những lưu ý được liệt kê trên đây. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay đắn đo nào về dịch vụ nâng ngực Au-hybrid, hãy gọi ngay cho Bệnh viện thẩm mỹ Siam thông qua số 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 222 5222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) để được chúng tôi tư vấn nhé!