VIE

Rạn da tuổi dậy thì có tự hết không? Nguyên nhân và cách điều trị

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Rạn da là tình trạng phổ biến khi bước vào giai đoạn dậy thì. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng rạn da lại gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người lo lắng. Vậy liệu rạn da tuổi dậy thì có thể biến mất không? Câu trả lời là không, vết rạn chỉ mờ dần chứ không thể biến mất hoàn toàn. Hôm nay, cùng Bệnh viện Thẩm mỹ SIAM Thailand khám phá các phương pháp giúp cải thiện tình trạng này nhé!

Rạn da tuổi dậy thì là gì?

Rạn da là những vết nứt nhỏ hoặc đường rạch xuất hiện trên bề mặt da khi các sợi collagenelastin bị tổn thương do da bị kéo căng quá mức. Điều này thường xảy ra khi cơ thể phát triển quá nhanh hoặc tăng cân đột ngột, khiến da không kịp thích ứng.

 

Ban đầu, các vết rạn da thường có màu hồng hoặc đỏ tía, sau đó dần dần mờ đi và chuyển thành màu trắng hoặc bạc. Chúng xuất hiện dưới dạng những đường kẻ sọc song song, có thể nhỏ hẹp hoặc rộng tùy vào mức độ rạn và khu vực bị ảnh hưởng.

 

Rạn da là những vết nứt nhỏ hoặc đường rạch xuất hiện trên bề mặt da
Rạn da là những vết nứt nhỏ hoặc đường rạch xuất hiện trên bề mặt da

Rạn da tuổi dậy thì có tự hết không?

Rạn da có thể mờ dần theo thời gian nhưng không tự biến mất hoàn toàn do đây là tổn thương sâu bên trong lớp hạ bì. các sợi collagen và elastin, vốn là những thành phần quan trọng giúp da duy trì độ đàn hồi sẽ bị đứt gãy. Việc tái tạo các sợi này giống như ban đầu là rất khó khăn, dẫn đến việc các vết rạn chỉ có thể mờ đi mà không bao giờ phục hồi hoàn toàn.

 

Việc phòng tránh rạn da cũng không hề dễ dàng, dù cho bạn có duy trì một lối sống lành mạnh và chăm sóc da cẩn thận. Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng, nên ngay cả khi cơ thể phát triển nhanh hoặc tăng cân, một số người có thể không bị rạn da, trong khi người khác, dù có thân hình mảnh mai, vẫn gặp phải tình trạng này.

 

Rạn da có thể mờ dần theo thời gian nhưng không tự biến mất hoàn toàn
Rạn da có thể mờ dần theo thời gian nhưng không tự biến mất hoàn toàn

Các vị trí thường xuất hiện rạn da ở tuổi dậy thì

Trẻ em có thể dễ bị rạn da ở một số khu vực trên cơ thể, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì hoặc khi có sự thay đổi cân nặng nhanh chóng. Những khu vực thường bị rạn da bao gồm:

  • Lưng: Vết rạn da thường xuất hiện ở vùng lưng trên và dưới, do sự thay đổi kích thước cơ thể nhanh chóng trong giai đoạn dậy thì hoặc khi cân nặng thay đổi đột ngột.
  • Cánh tay: Khi da kéo căng nhanh chóng, vết rạn có thể xuất hiện ở cả cánh tay trên và dưới. Ở bé gái, vết rạn thường thấy ở cánh tay trên, trong khi ở bé trai, thường xuất hiện ở cánh tay dưới.
  • Đùi và ngực: Trong giai đoạn dậy thì, sự phát triển nhanh chóng ở đùi, bụng và ngực có thể dẫn đến rạn da. Đây là những khu vực thường xuyên thay đổi kích thước, dễ bị rạn da do cơ hoạt động mạnh hoặc sự giảm chất béo nhanh chóng.
  • Mông và các khu vực khác: Rạn da ở mông có thể xảy ra đồng thời với các khu vực khác như vai, bụng, đầu gối và chân. Thay đổi cân nặng đột ngột là yếu tố chính gây ra tình trạng này, bên cạnh việc sử dụng quá mức các sản phẩm chứa steroid và cortisone.

 

Trẻ em có thể dễ bị rạn da ở một số khu vực trên cơ thể
Trẻ em có thể dễ bị rạn da ở một số khu vực trên cơ thể

Nguyên nhân gây rạn da tuổi dậy thì?

Dưới đây là các yếu tố góp phần gây ra rạn da, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì và khi có sự thay đổi cơ thể:

  • Tăng trưởng nhanh chóng: Sự phát triển đột ngột về chiều cao và cân nặng trong giai đoạn dậy thì có thể khiến da không kịp thích nghi với sự thay đổi kích thước, dẫn đến việc kéo căng quá mức. Quá trình này làm gián đoạn việc tạo collagen, gây ra các vết rạn da.
  • Thay đổi nội tiết tố: Trong thời kỳ dậy thì, sự biến động hormone làm da trở nên mỏng hơn và kém đàn hồi. Điều này tăng nguy cơ rạn da, vì da không thể đáp ứng kịp với sự phát triển của cơ thể.
  • Yếu tố di truyền: Nếu có người trong gia đình bị rạn da, nguy cơ bạn cũng mắc phải tình trạng này sẽ cao hơn. Di truyền ảnh hưởng đến cấu trúc collagen và độ đàn hồi của da, làm tăng khả năng hình thành vết rạn.
  • Da khô và thiếu nước: Da thiếu độ ẩm và khô có thể làm giảm tính đàn hồi, khiến da dễ bị tổn thương và hình thành rạn da khi bị kéo căng.
  • Sử dụng thuốc chứa corticoid: Các thuốc chứa corticoid có thể làm mỏng da và giảm khả năng đàn hồi, từ đó làm tăng nguy cơ rạn da.
  • Béo phì: Tích tụ mỡ quá mức do béo phì làm da phải kéo căng để phù hợp với khối lượng mỡ tăng lên, dẫn đến việc hình thành các vết rạn.
  • Tập luyện thể hình: Các bài tập như nâng tạ có thể khiến cơ bắp phát triển nhanh chóng, tạo áp lực lên da và dẫn đến rạn da, đặc biệt ở các vùng như bắp tay, đùi và lưng.

 

Sự biến động hormone trong dậy thì làm da mỏng hơn và giảm độ đàn hồi
Sự biến động hormone trong dậy thì làm da mỏng hơn và giảm độ đàn hồi

Cách điều trị rạn da tuổi dậy thì hiệu quả

Dù không thể hoàn toàn loại bỏ các vết rạn da trong giai đoạn dậy thì, bạn vẫn có thể làm giảm sự chú ý và làm mờ chúng bằng những phương pháp sau:

Khắc phục tạm thời bằng kem che khuyết điểm

Đây là một phương pháp tạm thời để che giấu các vết rạn da không mong muốn. Tuy nhiên, do vùng da bị rạn thường rất nhạy cảm, bạn nên chọn các sản phẩm chất lượng cao để tránh kích ứng. Đồng thời, lựa chọn kem có khả năng che phủ tốt và chống nước để đảm bảo rằng kem không bị trôi khi bạn hoạt động.

 

Che giấu các vết rạn da không mong muốn bằng kem che khuyết điểm
Che giấu các vết rạn da không mong muốn bằng kem che khuyết điểm

Tập thể thao thường xuyên

Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe tổng quát mà còn cải thiện độ đàn hồi của da, kiểm soát cân nặng và đốt cháy mỡ thừa. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa sự hình thành vết rạn da mà còn hỗ trợ làm mờ những vết rạn đã có.

 

Tập thể thao thường xuyên giúp ngăn ngừa sự hình thành vết rạn da
Tập thể thao thường xuyên giúp ngăn ngừa sự hình thành vết rạn da

Uống đủ nước

Uống đủ nước hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm:

  • Ổn định cân nặng: Nước giúp đốt cháy calo và tạo cảm giác no, từ đó giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ duy trì cân nặng lý tưởng.
  • Tăng cường quá trình thải độc: Cung cấp đủ nước giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn và thanh lọc hiệu quả thông qua mồ hôi và nước tiểu.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nước giúp làm mềm thức ăn và vận chuyển chất thải qua hệ tiêu hóa, giữ cho đường ruột hoạt động khỏe mạnh.
  • Cải thiện sức khỏe da: Nước cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm da căng mịn, mềm mại và giảm sự xuất hiện của vết rạn da.

 

Uống đủ nước hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể
Uống đủ nước hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Các vitamin như A và C đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen và elastin, giúp cải thiện tình trạng rạn da. Do đó, việc bổ sung thực phẩm giàu các vitamin này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Những thực phẩm bạn nên ưu tiên gồm cam, ổi, ớt chuông, sữa, và quả đào.

 

Bên cạnh đó, để duy trì cân bằng dinh dưỡng, hãy kết hợp đa dạng các loại thực phẩm và hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, đường, nước ngọt, và đồ uống có gas. Đồng thời, duy trì thói quen ăn uống khoa học, đúng giờ và đúng bữa để ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá mức, từ đó giảm nguy cơ rạn da.

 

Cần duy trì thói quen ăn uống khoa học để ngăn ngừa tình trạng rạn da
Cần duy trì thói quen ăn uống khoa học để ngăn ngừa tình trạng rạn da

Điều trị bằng công nghệ hiện đại

Hiện nay, các công nghệ tiên tiến có thể làm mờ hiệu quả các vết rạn da, bao gồm cả những vết rạn từ thời dậy thì và lâu năm. Một số phương pháp phổ biến như mài da vi điểm và trị liệu bằng tia laser đã được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro không mong muốn, bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín và có chuyên môn cao để thực hiện các kỹ thuật này.

 

Các công nghệ tiên tiến hiện nay có thể làm mờ hiệu quả các vết rạn da
Các công nghệ tiên tiến hiện nay có thể làm mờ hiệu quả các vết rạn da

Dùng các sản phẩm từ thiên nhiên

Việc sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên có thể hỗ trợ làm đẹp da một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một vài phương pháp mà bạn có thể thử:

Sử dụng mật ong cùng sữa chua

Hỗn hợp sữa chua và mật ong là lựa chọn dễ thực hiện và an toàn cho da. Mật ong cung cấp độ ẩm và chứa chất chống oxy hóa, trong khi sữa chua với acid lactic giúp tẩy tế bào chết, làm mờ vết thâm và nuôi dưỡng da trắng sáng.

  • Bước 1: Trộn mật ong và sữa chua theo tỷ lệ 1:1 và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.
  • Bước 2: Làm sạch vùng da bị rạn, sau đó thoa đều hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng.
  • Bước 3: Để hỗn hợp trên da trong khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

 

Kết hợp sữa chua và mật ong là lựa chọn dễ thực hiện và an toàn cho da
Kết hợp sữa chua và mật ong là lựa chọn dễ thực hiện và an toàn cho da

Sử dụng nha đam và dầu dừa

Hỗn hợp nha đam và dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm cao nhờ chứa nhiều acid béo và hợp chất thực vật, giúp giảm tình trạng da khô ráp, nhăn nheo và phục hồi các tế bào tổn thương, đồng thời làm mờ vết thâm.

  • Bước 1: Rửa sạch nha đam và gọt bỏ lớp vỏ xanh.
  • Bước 2: Xay phần thịt nha đam và trộn với 1 muỗng dầu dừa.
  • Bước 3: Làm sạch vùng da bị rạn, sau đó thoa đều hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Để hỗn hợp qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau bằng nước ấm.

 

Hỗn hợp nha đam và dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm cao
Hỗn hợp nha đam và dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm cao

Sử dụng nước cốt chanh và vitamin E

Chanh chứa acid cao, giúp loại bỏ tế bào da chết và làm mờ các vết rạn mới, trong khi vitamin E cung cấp độ ẩm và làm giảm tình trạng thâm sạm.

  • Bước 1: Cắt vỏ viên vitamin E và trộn với 1 muỗng nước cốt chanh trong một chén.
  • Bước 2: Làm sạch vùng da bị rạn, sau đó thoa hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng vào buổi sáng và tối.
  • Bước 3: Tiến hành massage trong khoảng 10 – 15 phút, rồi rửa sạch với nước ấm.

 

Sử dụng nước cốt chanh và vitamin E để giảm rạn da
Sử dụng nước cốt chanh và vitamin E để giảm rạn da

Sử dụng lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng gà cung cấp độ ẩm cho da và chứa vitamin B12 cùng protein, giúp làm da mềm mại và cải thiện tính đàn hồi.

  • Bước 1: Đánh lòng trắng trứng gà ra một chén.
  • Bước 2: Làm sạch vùng da bị rạn, sau đó thoa lòng trắng trứng đều lên da và massage nhẹ nhàng.
  • Bước 3: Để hỗn hợp trên da khoảng 10-15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.

 

Lòng trắng trứng gà cung cấp độ ẩm cho da và chứa vitamin B12 cùng protein
Lòng trắng trứng gà cung cấp độ ẩm cho da và chứa vitamin B12 cùng protein

Cách hạn chế rạn da tuổi dậy thì

Để ngăn ngừa rạn da ở tuổi dậy thì, việc chăm sóc cơ thể đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là những điểm cần lưu ý:

  • Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể và làn da giúp duy trì độ ẩm và cải thiện độ đàn hồi của da, giảm nguy cơ rạn da.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường tiêu thụ rau củ quả, trái cây tươi và các loại hạt để bổ sung vitamin C và E. Những vitamin này hỗ trợ sản xuất collagen, giúp da săn chắc và giảm thiểu vết rạn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện khoa học giúp ngăn ngừa sự thay đổi kích thước cơ thể đột ngột, từ đó giảm nguy cơ rạn da.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp duy trì vóc dáng mà còn tăng cường độ đàn hồi của da, giúp da săn chắc và giảm nguy cơ hình thành vết rạn.
  • Dưỡng ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da giúp giữ cho da luôn mềm mại và đàn hồi, từ đó hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn.

 

Cần chăm sóc cơ thể đúng cách để ngăn ngừa rạn da ở tuổi dậy thì
Cần chăm sóc cơ thể đúng cách để ngăn ngừa rạn da ở tuổi dậy thì

Xem thêm:

Rạn da tuổi dậy thì có thể làm giảm sự tự tin, nhưng với chăm sóc và điều trị phù hợp, bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng này. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được giải pháp hữu ích. Để được tư vấn về dịch vụ làm đẹp da chuyên sâu như truyền dưỡng chất vitamin hoặc phương pháp tế bào gốc tự thân, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 222 5222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) ngay nhé!

DỊCH VỤ NỔI BẬT
banner image
VÌ CHÚNG TÔI HIỂU NHỮNG GÁNH NẶNG CỦA BẠN


    Bác sĩ Bùi Xuân Huân

    Nội dung đã được kiểm duyệt

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *