VIE

Sốc phản vệ là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Được biến đến là một hiện tượng tai biến dị ứng nghiêm trọng và nguy hiểm bởi thởi gian diễn biến khá nhanh chóng. Vậy cụ thể sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng Bệnh viện thẩm mỹ SIAM Thailand tìm hiểu ngay nhé!

Sốc phản vệ là gì?

Phản vệ và sốc phản vệ là hai khái niệm không còn xa lạ trong lĩnh vực thẩm mỹ nói riêng cũng như đời sống nói chung, nó liên quan đến phản ứng dị ứng của cơ thể nhưng có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng và triệu chứng.

 

Phản vệ là một phản ứng dị ứng có thể xuất hiện từ vài giây đến vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Các triệu chứng của phản vệ có thể khác nhau và có thể gây ra các vấn đề lâm sàng, từ nhẹ đến nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

 

Sốc phản vệ là dạng nghiêm trọng của phản vệ
Sốc phản vệ là cấp độ nghiêm trọng của phản vệ

Sốc phản vệ, tuy nó là một dạng của phản vệ, nhưng là mức độ nghiêm trọng nhất. Đây là tình trạng mà toàn bộ hệ thống mạch máu giãn ra và phế quản co thắt một cách đột ngột, có thể gây tử vong trong vòng vài phút nếu không được xử lý một cách nhanh chóng.

 

Tóm lại, phản vệ là một phản ứng dị ứng trong khi sốc phản vệ là một dạng nghiêm trọng nhất của phản vệ, có thể gây ra tử vong trong thời gian ngắn nếu không được điều trị kịp thời.

Cơ chế hình thành sốc phản vệ

Cơ chế phát sinh của sốc phản vệ bao gồm ba giai đoạn:

  • Giai đoạn mẫn cảm: Đầu tiên, khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể, quá trình sốc phản vệ bắt đầu. Dị nguyên có thể xâm nhập qua đường tiêm truyền, tiếp xúc da, qua đường ăn uống hoặc hít phải. Tại điểm này, dị nguyên gặp phải các tế bào đại thực bào, kích hoạt chúng và gây ra sự tiết ra của chất interleukin 1 (IL 1). IL 1 kích hoạt tế bào TCD4, với sự tham gia của các phức hợp chuyển lớp 1 và 3, thứ lớp của TCD4 là TH1 và TH2 bị tác động. Vai trò của TH2 trở nên rõ ràng hơn trong trường hợp sốc phản vệ do thuốc, khi có sự tham gia của IL-4 và IL-5 dẫn đến sản xuất của kháng thể IgE. Kháng thể IgE từ tế bào plasma chui qua màng tương báo và được gắn trên bề mặt của dưỡng bào.
  • Giai đoạn hóa sinh bệnh: Dị nguyên kết hợp với kháng thể IgE và giải phóng nhiều loại chất trung gian như serotonin, histamin…
  • Giai đoạn sinh lý bệnh: Các chất trung gian này gây ra các tác động mà làm động mạch giãn ra, hạ huyết áp và co thắt phế quản, gây ra đau bụng, đau đầu, hoặc thậm chí là hôn mê. Tác động của cơ chế này làm tăng tính thẩm thấu của mao quản, gây ra sự giãn nở của mạch ngoại biên và giảm tính thẩm thấu của mạch, dẫn đến sự giảm tuần hoàn máu và tụt huyết áp. Cơ động của cơ tim bị ảnh hưởng và phế quản bị co thắt, gây ra phù nề, hẹp đường hô hấp và suy hô hấp cấp.

 

Sốc phản vệ xảy ra khi cơ thể có cơ địa dị ứng, điều này có nghĩa là nó có thể xảy ra với một số người nhưng không xảy ra với người khác.

 

Sốc phản vệ xảy ra khi cơ thể có cơ địa dị ứng
Sốc phản vệ xảy ra khi cơ thể có cơ địa bị dị ứng

Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ

Hệ thống miễn dịch tổng hợp kháng thể để chống lại các chất lạ khi chúng đe dọa sức khỏe của cơ thể như vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, ở một số người, hệ thống miễn dịch lại phản ứng quá mức với các chất không gây dị ứng thông thường.

 

Triệu chứng của phản ứng dị ứng thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Ngay cả khi một người đã trải qua phản ứng dị ứng nhẹ trước đó, vẫn có nguy cơ bị sốc phản vệ nặng hơn sau khi tiếp xúc lần nữa với chất gây dị ứng.

 

Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến gây sốc phản vệ là dị ứng thực phẩm, bao gồm đậu phộng, hạt óc chó, tôm, động vật có vỏ, đậu nành, mè, sữa và nhiều loại thực phẩm khác. Ở người lớn, ngoài các nguyên nhân từ thực phẩm như ở trẻ em, còn có thể có các nguyên nhân khác như:

 

  • Sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, aspirin, thuốc giảm đau không kê toa hoặc thuốc cản quang tĩnh mạch (IV) được sử dụng trong một số xét nghiệm hình ảnh
  • Bị đốt bởi côn trùng như ong bắp cày, kiến lửa
  • Tiếp xúc với mủ cao su
  • Một số người có thể bị sốc phản vệ do tập thể dục nhịp điệu như chạy bộ hoặc thậm chí là hoạt động thể chất nhẹ nhàng hơn như đi bộ.
  • Ăn một số loại thực phẩm trước khi tập thể dục hoặc tập thể dục trong điều kiện thời tiết nóng, lạnh hoặc ẩm ướt cũng có thể liên quan đến phản vệ ở một số người.

 

Côn trùng đốt có thể gây ra sốc phản vệ
Côn trùng đốt cũng có thể gây ra sốc phản vệ

Các triệu chứng phổ biến của sốc phản vệ

Các triệu chứng của loại bệnh này thường xuất hiện trong khoảng vài phút sau khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp triệu chứng có thể xuất hiện sau khoảng 30 phút hoặc thậm chí là lâu hơn. Đối với một số trường hợp ít, sốc phản vệ có thể phát triển sau vài giờ. Các biểu hiện có thể bao gồm:

  • Phản ứng trên da như phát ban, ngứa, da nóng bừng hoặc nhợt nhạt, ngứa ran ở bàn tay và chân, ngứa miệng và da đầu
  • Huyết áp giảm
  • Co thắt đường thở, sưng cổ họng gây khò khè và khó thở
  • Nhịp tim nhanh và nhẹ
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Cảm giác nóng bừng trên cơ thể
  • Cảm giác vướng khối u và khó nuốt thức ăn
  • Đau bụng
  • Chảy nước mũi và hắt hơi nhiều
  • Môi và lưỡi sưng đau

 

Ngoài các triệu chứng nhẹ nhàng trên, sốc phản vệ còn có thể gây ra các triệu chứng nặng hơn cần can thiệp y tế, bao gồm:

  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Cảm giác yếu ớt hơn
  • Mất ý thức

 

Tóm lại, sốc phản vệ phát triển đột ngột và có thể đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời. Do đó, khi gặp bất kỳ biểu hiện nghi ngờ nào, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ sở y tế là rất quan trọng. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, việc thực hiện các xét nghiệm dị ứng cũng là một biện pháp quan trọng để tránh các yếu tố gây dị ứng trong cuộc sống hàng ngày.

 

Đau bụng cũng có thể là triệu chứng của sốc phản vệ
Đau bụng cũng có thể là một trong những triệu chứng của sốc phản vệ

Biến chứng của sốc phản vệ

Tác hại nghiêm trọng của sốc phản vệ bao gồm hạ huyết áp và co thắt đường thở, dẫn đến thiếu hụt oxy cung cấp cho các tế bào. Tình trạng này không chỉ gây khó thở và làm tim ngừng đập, mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương não
  • Suy thận
  • Sốc tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tử vong

 

Những biến chứng này sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với những người có bệnh nền, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

 

Sốc phản vệ có thể gây biến chứng nhồi máu cơ tim
Sốc phản vệ hoàn toàn có thể gây biến chứng nhồi máu cơ tim

Trường hợp cần gặp bác sĩ?

Khi phát hiện các triệu chứng của sốc phản vệ như nổi mề đay, da đỏ bừng và khó thở, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được cứu chữa kịp thời. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử của sốc phản vệ hoặc các phản ứng dị ứng, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia về dị ứng và miễn dịch để được chẩn đoán và thực hiện các biện pháp phòng ngừa lâu dài.

 

Sốc phản vệ là một tình trạng nguy hiểm, vì vậy khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị. Bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào trong khu vực để được kiểm tra kịp thời.

 

Cần đến gặp bác sĩ ngay khi gặp triệu chứng khó thở
Cần đến gặp bác sĩ ngay khi gặp những triệu chứng khó thở

Quy trình chẩn đoán sốc phản vệ

Đánh giá lâm sàng là phương pháp quan trọng để chẩn đoán phản vệ và đôi khi cần phải nồng độ tryptase trong huyết thanh. Cần nghi ngờ tình trạng phản vệ nếu một trong những dấu hiệu sau đây xuất hiện đột ngột:

  • Sốc
  • Triệu chứng về hô hấp (ví dụ, khó thở, nhịp thở, thở khò khè)
  • Hai hoặc nhiều biểu hiện khác của phản ứng dị ứng có thể xuất hiện (ví dụ, phù mạch, chảy nước mắt, triệu chứng GI)

 

Trong những trường hợp mà có nguy cơ tiến triển nhanh thành sốc và không có thời gian cho các xét nghiệm, đo nồng độ tryptase trong huyết thanh có thể được thực hiện. Tốt nhất là thực hiện xét nghiệm này trong vòng 2 giờ sau phản ứng. Trong quá trình sốc phản vệ, nồng độ tryptase tăng cao và việc đo nồng độ này có thể hỗ trợ xác định chẩn đoán nếu không rõ ràng hoặc nếu các triệu chứng tái phát (ví dụ, sau khi điều trị bằng thuốc truyền tĩnh mạch).

 

Nguyên nhân thường dễ nhận biết dựa trên khai thác tiền sử của bệnh nhân. Nếu có nhân viên y tế có triệu chứng phản vệ mà không có nguyên nhân rõ ràng, cần xem xét khả năng dị ứng latex.

 

Các triệu chứng về hô hấp được nghi ngờ là sốc phản vệ
Các triệu chứng về hô hấp được nghi ngờ là dấu hiệu sốc phản vệ

Cách xử lý khi bị sốc phản vệ

Theo hướng dẫn cấp cứu sốc phản vệ của Bộ Y tế, nguyên tắc chung là cần phát hiện và xử lý sốc phản vệ ngay từ đầu, đồng thời tiếp tục giám sát liên tục ít nhất trong 24 giờ.

  • Ngưng tiếp xúc với dị nguyên: Ngừng tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Đảm bảo tuần hoàn:
    • Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực hoặc bóp bóng nếu xảy ra ngưng tuần hoàn.
    • Nếu khó thở cần thực hiện đặt nội khí quản hoặc mở khí quản nếu cần thiết để cải thiện hô hấp.
  • Điều chỉnh tư thế của bệnh nhân: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng trái nếu bệnh nhân nôn.
  • Cung cấp oxy qua mặt nạ hở với lưu lượng phù hợp: 6 – 8 lít/ phút đối với người lớn, 1 – 5 lít/ phút đối với trẻ em.
  • Gọi hỗ trợ nếu cần thiết: Gọi hỗ trợ từ Khoa cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực nếu cần thiết.

 

Gọi hỗ trợ từ Khoa cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực
Nên gọi hỗ trợ từ Khoa cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực

Cách phòng tránh sốc phản vệ

Nếu bạn đã từng trải qua phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ trong quá khứ, bạn cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa để tránh tái phát trong tương lai bằng cách:

 

Xác định nguyên nhân kích hoạt: Tìm hiểu về nguyên nhân gây dị ứng và sốc phản vệ để tránh tiếp xúc với các chất dị nguyên trong tương lai. Đến các cơ sở y tế có chuyên khoa xét nghiệm để thực hiện các xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân gây ra dị ứng, những xét nghiệm thường được áp dụng là:

  • Test lẩy da: Sử dụng một lượng nhỏ chất gây dị ứng để chích vào da xem có phản ứng dị ứng xảy ra hay không.
  • Xét nghiệm máu: Lấy một mẫu máu để kiểm tra phản ứng của nó với chất gây dị ứng mà bệnh nhân đang nghi ngờ.
  • Test áp bì (Patch test): Đây là một thử nghiệm nhằm xác định liệu có một chất cụ thể gây viêm dị ứng trên da của người bệnh.
  • Phương pháp này áp dụng cho những người bị nghi ngờ mắc phải viêm da tiếp xúc dị ứng (allergic contact dermatitis) hoặc atopic dermatitis.
  • Test trong da hay test nội bì (Intradermal skin test): Test nội bì có nguy cơ gây sốc phản vệ cao hơn test lẩy da nên phải được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa và đảm bảo có điều kiện cấp cứu sốc phản vệ.Test khẳng định (Challenge test): Phương pháp này có mục đích là loại trừ nguyên nhân gây dị ứng thuốc không rõ ràng, loại trừ phản ứng chéo giữa các loại thuốc hoặc xác định tình trạng dị ứng thuốc.

 

Tránh các yếu tố kích hoạt sốc phản vệ:

  • Thực phẩm: Kiểm tra thành phần của thực phẩm và thông báo về dị ứng của bạn nếu đi ăn ngoài, ghi nhớ một số loại thực phẩm có thể chứa chất gây dị ứng tiềm ẩn như nước sốt có chứa thành phần đậu phộng, lúa mì,…
  • Côn trùng đốt: Di chuyển chậm, không hoảng sợ và xua tay nếu gặp ong bắp cày, ong vò vẽ và sử dụng thuốc chống côn trùng khi cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Uống hết lon nước hoặc che đậy khi nước còn dư bởi côn trùng xung quanh hoàn toàn có thể bò vào trong lon và đốt vào miệng khi bạn uống. Không nên đi lại quanh sân vườn, sân nhà bằng chân đất.
  • Mang theo bút tiêm adrenalin tự động:
    • Luôn mang theo ít nhất 2 bút tiêm adrenalin và đảm bảo mọi người xung quanh biết cách sử dụng chúng.
    • Kiểm tra thường xuyên hạn sử dụng và thay mới bút tiêm để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Nếu con bạn sử dụng bút tiêm tự động, hãy đảm bảo tuân thủ liều lượng phù hợp và chuyển sang liều dành cho người lớn khi cân nặng đạt 30kg (khoảng 0,3mg).

 

Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc
Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc nếu có

Một số câu hỏi liên quan đến sốc phản vệ

Vì sao sốc phản vệ thường diễn biến rất nhanh?

Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, phản ứng phản vệ thường bắt đầu ngay lập tức trong cơ thể. Cơ thể sẽ tự tiết ra một lượng lớn các hóa chất nhằm chống lại chất gây dị ứng này. Chuỗi phản ứng này có thể bắt đầu trong vài giây, vài phút hoặc thậm chí kéo dài hơn.

 

Các triệu chứng có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Tức ngực hoặc cảm giác khó chịu
  • Khó thở
  • Sự xuất hiện của các triệu chứng như cảm giác khó thở
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy hoặc đau bụng
  • Khó nuốt hoặc cảm giác nghẹt
  • Da đỏ và ngứa
  • Cảm giác lú lẫn hoặc mất tỉnh táo

Những triệu chứng ban đầu có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

 

Những triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời
Những triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời

Những đối tượng nào có nguy cơ bị sốc phản vệ cao?

Những người có cơ địa dị ứng là nhóm có nguy cơ cao nhất có thể đối mặt với tình trạng sốc phản vệ. Nhóm này bao gồm những người dị ứng với thực phẩm, thuốc, đồ dùng, côn trùng và nhiều yếu tố khác. Do đó, nếu bạn đã xác định được nguyên nhân gây dị ứng, hãy tránh tiếp xúc với những dị nguyên đó để ngăn chặn nguy cơ phát sinh tình trạng sốc phản vệ.

 

Cần xác định nguyên nhân dị ứng và tránh tiếp xúc
Cần xác định nguyên nhân dị ứng và tránh tiếp xúc với nó

Phản ứng dị ứng và sốc phản vệ khác nhau như thế nào?

Trong khi các biểu hiện thông thường của dị ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy ngoài da chỉ gây ra những phiền toái nhỏ, sốc phản vệ lại mang lại những vấn đề nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ sốc và tử vong. Điều này đặt ra sự khác biệt quan trọng giữa phản ứng dị ứng và sốc phản vệ. Ngoài ra, sự khác biệt còn nằm ở cả vị trí và cách biểu hiện của các triệu chứng dị ứng.

 

Sốc phản vệ mang lại vấn đề nghiêm trọng hơn phản ứng dị ứng
Sốc phản vệ mang lại vấn đề nghiêm trọng hơn so với phản ứng dị ứng

Xem thêm:

 

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu về khái niệm sốc phản vệ là gì cũng như những thông tin liên quan đến vấn đền này, nếu như vẫn còn bất cứ thắc mắc về các dịch vụ hút mỡ bụng, nâng ngực Au-Hybrid, treo sa trễ,… hãy liên hệ đến Siam thông qua số 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 222 5222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé!

DỊCH VỤ NỔI BẬT
banner image
VÌ CHÚNG TÔI HIỂU NHỮNG GÁNH NẶNG CỦA BẠN


    Bác sĩ Bùi Xuân Huân

    Nội dung đã được kiểm duyệt

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *