Một chiếc mũi cao, thanh tú, tự nhiên sẽ là “chiến lợi phẩm” tuyệt vời mà bạn có được sau quá trình nâng mũi. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt thường là rào cản khiến nhiều chị em chần chừ và băn khoăn khi không biết tới tháng có nâng mũi được không. Trong bài viết này, Bệnh viện thẩm mỹ SIAM Thailand sẽ giải đáp nỗi băn khoăn của bạn, cùng tìm hiểu nhé!
Tới tháng có nâng mũi được không?
Tới tháng không nên nâng mũi vì cơ thể không đáp ứng đủ điều kiện về thể chất và tinh thần để thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Vì những lý do sau:
- Thay đổi nội tiết tố: Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ thay đổi nội tiết tố đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật và hồi phục.
- Tăng nguy cơ chảy máu: Nồng độ estrogen cao làm tăng lưu lượng máu, dễ gây chảy máu, bầm tím và sưng tấy sau phẫu thuật.
- Giảm khả năng đông máu: Progesterone ảnh hưởng đến khả năng đông máu, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu kéo dài sau phẫu thuật.
- Yếu tố tâm lý: Phụ nữ có thể cảm thấy nhạy cảm và dễ cáu kỉnh, ảnh hưởng đến tâm lý trước và trong quá trình phẫu thuật.
- Giảm sức đề kháng: Hệ miễn dịch suy yếu trong kỳ kinh nguyệt dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
- Khó chịu và sưng tấy: Triệu chứng như đau bụng, chuột rút có thể gây khó chịu hơn sau phẫu thuật nâng mũi.
- Ảnh hưởng đến kết quả: Các yếu tố trên có thể dẫn đến kết quả không như mong muốn, sưng tấy kéo dài, thậm chí là biến chứng.
Vì thế, nên đợi ít nhất một tuần sau kỳ kinh nguyệt trước khi nâng mũi để đảm bảo sức khỏe và đạt kết quả tốt nhất.
Những rủi ro khi nâng mũi vào ngày kinh nguyệt
Dưới đây sẽ là một số rủi ro khi nâng mũi vào ngày kinh nguyệt:
Ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe
Việc nâng mũi trong kỳ kinh nguyệt tiềm ẩn nhiều rủi ro do sự thay đổi nội tiết tố và thể chất. Bạn dễ nhạy cảm, dễ cáu kỉnh, ảnh hưởng đến tâm lý và sự hợp tác trong quá trình phẫu thuật. Hệ miễn dịch trong thời điểm này suy yếu nên dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Các triệu chứng như đau bụng, chuột rút làm tăng nguy cơ sưng tấy, khó chịu sau phẫu thuật. Những thay đổi này kéo dài thời gian hồi phục và tăng nguy cơ biến chứng do cơ thể mệt mỏi và tâm sinh lý bất ổn trong “mùa dâu”.
Tăng nguy cơ chảy máu
Nâng mũi trong kỳ kinh nguyệt tiềm ẩn nhiều rủi ro do nồng độ estrogen cao, làm tăng lưu lượng máu và nguy cơ chảy máu, bầm tím, sưng tấy sau phẫu thuật. Nội tiết tố progesterone ảnh hưởng đến khả năng đông máu, khiến chảy máu kéo dài hơn. Do đó, phẫu thuật trong thời gian này không chỉ gây khó chịu mà còn tăng nguy cơ biến chứng.
Có thể sẽ cảm thấy đau hơn
Nâng mũi trong kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn do thay đổi nội tiết tố và sức đề kháng yếu. Độ nhạy cảm của cơ thể đối với cơn đau tăng cao, làm cho phẫu thuật nâng mũi trở nên đau đớn và không thoải mái. Điều này dẫn đến quá trình hồi phục khó khăn và chậm lành thương hơn so với bình thường.
Sau kỳ kinh bao nhiêu ngày thì có thể nâng mũi
Mọi người nên cân nhắc nâng mũi sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt khoảng 5 – 7 ngày. Lúc này, thể chất và tâm trạng đã ổn định hơn, sẵn sàng cho phẫu thuật. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, tốt nhất bạn nên đợi ít nhất 7 – 10 ngày sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc. Thời điểm này, nội tiết tố và sức đề kháng đã ổn định, giảm thiểu nguy cơ chảy máu, sưng tấy và nhiễm trùng, giúp quá trình phẫu thuật suôn sẻ và kết quả đẹp, lâu dài hơn.
Một số điều cần lưu ý khi nâng mũi
Một số lưu ý trước và sau khi nâng mũi để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ và tránh biến chứng.
Trước khi phẫu thuật nâng mũi
- Tư vấn thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ: Đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa để thảo luận chi tiết về mong muốn và nhu cầu nâng mũi.
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Thực hiện các kiểm tra sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện phẫu thuật.
- Ngưng dùng thuốc hoặc chất kích thích: Việc ngưng sử dụng thuốc hoặc chất kích thích như cà phê, trà, rượu bia trước 3 ngày phẫu thuật là cần thiết.
- Lên kế hoạch cho việc nghỉ ngơi: Sắp xếp lịch trình để có đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau phẫu thuật.
- Hỗ trợ từ người thân: Nhờ sự chăm sóc và hỗ trợ từ gia đình và người thân trong quá trình hồi phục.
- Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín: Tìm hiểu kỹ về các cơ sở thẩm mỹ và bác sĩ có tay nghề cao.
- Giữ tinh thần và sức khỏe tốt nhất: Ngủ đủ giấc, ăn uống đủ dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái và lạc quan.
Sau khi phẫu thuật nâng mũi
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Sử dụng đúng các loại thuốc kê đơn như kháng sinh, thuốc giảm sưng, giảm đau.
- Vệ sinh và thay băng đúng cách: Vệ sinh khu vực mũi và vết mổ, thay băng hàng ngày trong tuần đầu tiên.
- Súc miệng thường xuyên: Súc miệng mỗi 2 tiếng để hạn chế dịch chảy xuống miệng.
- Chườm mát trong 2 ngày đầu: Giảm sưng nề bằng cách chườm mát, tránh để nước đá chảy vào vết mổ.
- Chườm ấm sau ngày thứ 3: Chườm ấm tại các khu vực bị bầm tím sau ngày thứ 3.
- Cẩn thận khi tắm và gội: Tắm và gội đầu bình thường nhưng tránh để nước dính vào vùng mũi, không dùng sản phẩm tẩy rửa.
- Tránh tác động mạnh: Trong 48 giờ đầu, tránh gãi hoặc tác động mạnh vào vùng mũi. Kiêng xông hơi, bơi lội, chạy bộ, tennis,… trong ít nhất 4 tuần.
- Sử dụng nẹp mũi định hình: Bảo vệ dáng mũi bằng nẹp trong ít nhất 2 tháng, không tự tháo nẹp khi chưa được phép.
- Uống đủ nước 2 lít nước mỗi ngày, chế độ ăn uống dinh dưỡng: Ăn đủ các nhóm chất thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Kiêng thịt bò, gà, hải sản, rau muống.
- Bảo vệ mũi khi ra đường: Đeo khẩu trang và che chắn kỹ để bảo vệ mũi khỏi bụi bẩn và ánh nắng mặt trời.
- Tái khám theo lịch hẹn: Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, nếu có biểu hiện bất thường như sưng nề kéo dài, mưng mủ, chảy máu, cần gặp bác sĩ ngay.
Xem thêm:
- Nâng mũi S-line là gì? 4 phương pháp nâng mũi S-line phổ biến
- Nâng mũi ăn gì và kiêng gì để lành nhanh, không sưng?
- Mũi gãy là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng mũi gãy
Trên đây bài tin đã giải đáp thắc mắc cho bạn tới tháng có nâng mũi được không. Đồng thời chia sẻ những lưu ý cần thiết và quan trọng trước và sau nâng mũi để có kết quả ưng ý nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, nhấc máy gọi ngay số hotline 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 222 5 222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) để được giải đáp kịp thời nhé!