Luôn có một nỗi ám ảnh sau nâng ngực luôn rình rập, đe dọa phái đẹp mang tên vỡ túi ngực. Vỡ túi ngực không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh viện thẩm mỹ SIAM Thailand sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của vỡ túi ngực. Đồng thời hé mở những bí quyết khắc phục khỏi nỗi ám ảnh này. Cùng khám phá ở bài viết dưới đây nhé!
Vỡ túi ngực là gì?
Định nghĩa về vỡ túi ngực
Vỡ túi ngực là một biến chứng phổ biến sau khi đặt túi ngực thẩm mỹ, xảy ra khi lớp vỏ túi bị rách hoặc thủng, khiến gel silicone hoặc nước muối bên trong chảy ra ngoài. Đây là tình trạng gel chảy từ từ, rất chậm và ít, thường nằm trong khoang bóc tách mà không gây chảy máu. Silicone sau khi vỡ có thể bị giới hạn trong bao xơ xung quanh hoặc tự do thoát ra ngoài.
Phân loại vỡ túi ngực
- Vỡ trong: Vỡ trong xảy ra khi vỏ túi ngực rách nhưng gel silicone hoặc nước muối vẫn nằm trong bao xơ, gây khó phát hiện khi thăm khám lâm sàng hoặc chụp nhũ ảnh.
- Vỡ ngoài: Vỡ ngoài là khi vỏ túi rách và chất liệu bên trong tràn ra ngoài bao xơ, làm thay đổi đường viền của vú và dễ phát hiện hơn.
- Vỡ tự nhiên: Do thoái hóa theo thời gian, lão hóa, mang thai hoặc cho con bú.
- Vỡ do tác động bên ngoài: Là hậu quả của chấn thương, tai nạn hoặc va đập mạnh.
Tầm quan trọng của việc hiểu rõ vấn đề vỡ túi ngực
- Nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường: Hiểu rõ về vỡ túi ngực giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường như thay đổi hình dạng hoặc kích thước của vú, sưng hoặc đau vú, vú cứng hoặc vón cục, da vú đỏ hoặc rát, rò rỉ dịch từ núm vú, cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh hoặc sốt (trong trường hợp vỡ túi ngực do vi khuẩn).
- Tìm kiếm phương pháp điều trị kịp thời: Việc điều trị vỡ túi ngực cần được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chuyên môn. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào loại vỡ, mức độ nghiêm trọng và mong muốn của bạn. Thông thường, bác sĩ sẽ loại bỏ túi ngực bị vỡ và có thể thay thế bằng túi ngực mới. Trong một số trường hợp, có thể chỉ cần tháo bỏ gel silicone hoặc nước muối mà không cần thay thế túi.
Túi ngực có dễ bị vỡ hay không?
Túi ngực không dễ bị vỡ nhưng trường hợp này vẫn có thể xảy ra. Mức độ rủi ro vỡ túi ngực phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như loại túi ngực, kích thước và hình dạng túi, vị trí đặt túi (dưới cơ ít bị vỡ hơn trên cơ), kỹ thuật đặt túi, chất lượng túi, tình trạng sức khỏe người đặt và lối sống.
Theo thống kê, tỷ lệ vỡ túi ngực trong vòng 10 năm sau khi đặt là khoảng 3-5% nhưng con số này có thể thay đổi. Túi nước muối và gel silicone được thiết kế để tồn tại nhiều năm nhưng không mãi mãi. Vỏ silicone sẽ mòn dần, dẫn đến rò rỉ hoặc vỡ. Túi ngực không đảm bảo tồn tại suốt đời và nếu vỡ âm thầm thì người bệnh khó phát hiện.
Nguyên nhân gây vỡ túi ngực
Vỡ túi ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tuổi thọ của túi, lỗi của nhà sản xuất, chấn thương và tay nghề bác sĩ.
Tuổi thọ của túi
Nguyên nhân gây vỡ túi ngực chủ yếu do tuổi thọ của túi, thường kéo dài khoảng 10-15 năm. Sau thời gian này, túi ngực có thể lão hóa, chai cứng và dễ vỡ hơn. Ngoài ra, quá trình lão hóa và vận động hàng ngày cũng làm bào mòn lớp vỏ túi ngực.
Lỗi của nhà sản xuất
Lỗi của nhà sản xuất bao gồm lỗi vật liệu hoặc quy trình sản xuất không đạt chuẩn. Mặc dù hiếm gặp, những trường hợp này thường xảy ra với túi ngực không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng. Vết vỡ sớm hơn dự tính có thể do điểm yếu trên thành túi do lỗi sản xuất. Các nhà sản xuất thường ước tính tuổi thọ túi ngực là trên 10 năm, nhưng các lỗi này có thể khiến túi vỡ trước thời hạn. Việc lựa chọn túi ngực từ nhà sản xuất uy tín là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro này.
Do chấn thương
Chấn thương có thể là tai nạn giao thông, va đập mạnh hoặc té ngã. Những người tham gia các môn thể thao va chạm hoặc công việc nguy hiểm có nguy cơ vỡ túi cao hơn. Chấn thương trực tiếp với tốc độ cao, như va chạm vào vô lăng trong tai nạn xe, có thể gây vỡ túi ngực. Dù hầu hết các chấn thương không gây vỡ túi ngực, những tác động mạnh mẽ và đột ngột vẫn có thể làm hỏng cấu trúc túi.
Tay nghề bác sĩ
Tay nghề bác sĩ trong phẫu thuật nâng ngực rất quan trọng và cũng có thể là nguyên nhân gây vỡ túi ngực. Kỹ thuật đặt túi ngực không đúng cách tăng nguy cơ vỡ túi. Đặc biệt nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc không chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ vú. Thủ thuật chọc hút tuyến vú để xác định viêm tuyến vú hoặc ung thư vú cũng có thể gây vỡ túi do đầu kim chọc vào túi.
Các biểu hiện của vỡ túi ngực
Có nhiều dấu hiệu của vỡ túi ngực mà bạn có thể biết, gồm triệu chứng dễ nhận biết và khó nhận biết.
Triệu chứng dễ nhận biết
- Cảm giác đau, sưng, nóng, đỏ vùng ngực: Triệu chứng phổ biến nhất khi vỡ túi ngực. Đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, sưng tấy xuất hiện ở một hoặc cả hai bên ngực, da ngực nóng và đỏ hơn bình thường.
- Thay đổi hình dạng, kích thước của ngực: Có thể gây biến dạng, chảy xệ hoặc thay đổi kích thước ngực bất thường.
- Cảm giác căng tức, khó chịu vùng ngực: Người bệnh có thể cảm thấy căng tức, khó chịu hoặc vướng víu, đặc biệt khi cử động hoặc nằm ngửa.
Triệu chứng khó nhận biết
- Vùng ngực mềm, chùng nhão: Gel silicone hoặc nước muối rò rỉ làm vùng ngực mềm mại và chùng nhão hơn.
- Cảm giác sờ thấy vật cứng trong ngực: Khi túi ngực bị vỡ, gel silicone tràn ra ngoài, có thể cảm nhận một cục u hoặc vật cứng khi sờ vào ngực.
- Thay đổi màu sắc da vùng ngực: Vùng da quanh ngực có thể bị bầm tím hoặc sẫm màu hơn.
Không phải tất cả người bị vỡ túi ngực đều có đầy đủ các triệu chứng trên. Nếu nghi ngờ bị vỡ túi ngực, hãy đến gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ngay để được thăm khám và chẩn đoán.
Các rủi ro và biến chứng của vỡ túi ngực
Rủi ro và biến chứng của vỡ túi ngực có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, từ viêm vú đến canxi hóa tuyến vú và co thắt bao xơ. Tuy nhiên, vỡ túi ngực silicone không gây ra ung thư vú hay các vấn đề sinh sản khác. Vỡ túi ngực xảy ra một cách âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng vẫn có thể gây kích ứng và sưng lên mô vú xung quanh.
Các biến chứng sau phẫu thuật cũng cần được quan tâm, bao gồm chảy máu, tụ dịch và hematoma. Trong khi đó, từ túi ngực bị vỡ có thể gây ra lò rò gel silicone, túi ngực co cứng, hoặc thậm chí là xoay túi ngực. Ảnh hưởng đến hình dạng và thẩm mỹ của ngực. Điều này đòi hỏi sự chăm sóc y tế kịp thời và chính xác để giảm thiểu nguy cơ và hậu quả của các biến chứng này.
Cách phòng ngừa vỡ túi ngực
Có nhiều cách phòng ngừa vỡ túi ngực mà bạn có thể lưu ý:
- Tuân thủ khuyến nghị của FDA về sàng lọc MRI vú để phát hiện vỡ túi ngực. Đặc biệt là ba năm sau phẫu thuật đặt túi và sau đó là hai năm một lần.
- Khám tầm soát hàng năm bằng siêu âm vú và nhũ ảnh đặc biệt là sau tuổi 40.
- Thường xuyên gặp bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào ở vùng ngực như đau nhức, sưng tấy, hoặc chảy dịch.
- Chọn cơ sở thẩm mỹ và bác sĩ có uy tín, kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại.
- Lựa chọn túi ngực từ các thương hiệu uy tín và kiểm định chất lượng nghiêm ngặt.
- Duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, tập luyện thể thao đều đặn và giảm căng thẳng.
- Theo dõi sức khỏe tổng thể thông qua các buổi kiểm tra định kỳ với bác sĩ.
Các phương pháp chẩn đoán vỡ túi ngực
Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán vỡ túi ngực phổ biến như siêu âm, chụp x-quang, chụp MRI.
Siêu âm
Phương pháp chẩn đoán vỡ túi ngực bằng siêu âm là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả. Trên siêu âm, các dấu hiệu có thể được nhìn thấy, chỉ ra sự thoát ra của gel silicone hoặc thay đổi hình dạng của túi ngực. Mặc dù siêu âm có độ nhạy và độ đặc hiệu không đồng đều, nhưng nó vẫn được đánh giá cao trong việc chẩn đoán vỡ túi ngực, đặc biệt là với vỡ túi nước muối.
Điểm mạnh của phương pháp này là không xâm lấn, an toàn, tiện lợi và chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, khả năng chẩn đoán vỡ túi ngực silicone có thể hạn chế hơn, và chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào kỹ thuật viên thực hiện và độ phân giải của máy. Mặc dù có nhược điểm nhưng siêu âm vẫn là một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán về vỡ túi ngực.
Chụp X-quang
Phương pháp chụp X-quang là một lựa chọn khác trong việc chẩn đoán vỡ túi ngực. Mặc dù việc phát hiện túi ngực dạng gel silicone trên hình ảnh mamo có thể khó khăn. Phương pháp này đơn giản, nhanh chóng và chi phí thấp. Đồng thời có thể phát hiện các tổn thương như vỡ vỏ túi ngực, di lệch vị trí túi ngực và giúp đánh giá tình trạng bao xơ xung quanh túi ngực.
Tuy có nhược điểm là khả năng chẩn đoán vỡ túi ngực silicone có thể hạn chế hơn so với nước muối và tiếp xúc với tia X. Nhưng phương pháp này vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán.
Chụp MRI
Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán tối ưu nhất hiện nay để đánh giá vỡ túi ngực. Với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, MRI không cần sử dụng thuốc đối quang cũng có thể chính xác đánh giá được tình trạng túi ngực. Gel silicone thoát ra từ túi ngực sẽ làm túi ngực xẹp xuống và xuất hiện các đường lượn sóng xung quanh, là dấu hiệu rõ ràng cho việc vỡ túi. MRI cũng có thể phân biệt giữa các dấu hiệu và xác định chính xác tình trạng của túi ngực thông qua hình ảnh đa mặt phẳng.
Ưu điểm của MRI bao gồm khả năng cung cấp hình ảnh chi tiết và chính xác nhất, phát hiện được nhiều biến chứng liên quan và không sử dụng tia X, an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí cao hơn, thời gian thực hiện lâu hơn và đòi hỏi máy móc và kỹ thuật viên có chuyên môn cao. Một số trường hợp cũng có thể gặp phản ứng dị ứng với thuốc cản quang.
Cách điều trị khi bị vỡ túi ngực
Các cách điều trị khi bị vỡ túi ngực mà bạn có thể tham khảo để ứng cứu kịp thời.
- Loại bỏ túi ngực bị vỡ là bước điều trị quan trọng nhất và được thực hiện thông qua phẫu thuật.
- Sau khi loại bỏ túi ngực, bác sĩ sẽ tư vấn về việc thay thế túi ngực mới nếu cần thiết.
- Điều trị các biến chứng như nhiễm trùng, tụ dịch hoặc chảy máu cũng được thực hiện sau phẫu thuật.
- Nếu vỡ túi ngực xảy ra mà không có triệu chứng, cân nhắc việc loại bỏ túi ngực hoặc thay thế nó dựa trên tình trạng và mong muốn của bạn.
- Quá trình điều trị cần được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Nếu bạn không còn muốn đặt túi ngực mới ngay thì có thể cùng bác sĩ cân nhắc việc nâng ngực tránh xệ hoặc phẫu thuật chỉnh sửa khác, ngực cùng bên hoặc đối bên.
Xem thêm:
- Đặt túi ngực bao lâu phải thay? Cách duy trì tuổi thọ túi ngực
- Nâng ngực size bao nhiêu thì đẹp? Cách chọn size túi ngực phù hợp
- Các loại túi ngực hiện nay được ưa chuộng và sử dụng phổ biến
Trên đây bài viết đã giải thích khái niệm vỡ túi ngực là gì. Đồng thời cung cấp những nguyên nhân, dâu hiệu của vỡ túi ngực để bạn chủ động phòng ngừa. Và chia sẻ những cách khắc phục cho vỡ túi ngực. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, nhấc máy gọi ngay số hotline 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 222 5 222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) để được giải đáp kịp thời nhé!