- Gắn thẻ sau vào body của các trang sau:

VIE

Rối loạn đông máu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Rối loạn đông máu là tình trạng máu không thể đông lại một cách bình thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm kiến thức về rối loạn đông máu bao gồm: Rối loạn đông máu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị nhé!

Rối loạn đông máu là gì?

Rối loạn đông máu là tình trạng bất thường của cơ thể khiến cho máu chảy quá mức, khó cầm máu hoặc máu không đông lại như bình thường do sự thiếu hụt của các yếu tố đông máu.

 

Quá trình đông máu là một chuỗi các phản ứng phức tạp, các tế bào máu (tiểu cầu) và các yếu tố đông máu được kích hoạt nhằm tạo ra cục máu đông tại vị trí bị tổn thương, ngăn chặn chảy máu và bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, nếu một hoặc nhiều yếu tố trong quá trình đông máu bị thiếu hụt hoặc hoạt động bất thường sẽ khiến cho cơ thể không thể tạo ra cục máu đông dẫn đến chảy máu quá mức hoặc khó cầm máu.

 

Hình ảnh chứng rối loạn đông máu
Hình ảnh chứng rối loạn đông máu

Các thể rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu có thể được phân loại thành hai nhóm chính dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng:

 

Loại yếu tố thiếu hụt: Đây là nhóm rối loạn đông máu phổ biến nhất, do cơ thể thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố đông máu cần thiết cho quá trình đông máu.

 

Theo mức độ giảm yếu tố:

  • Thể nặng: Nồng độ yếu tố đông máu dưới 1%.
  • Thể trung bình: Nồng độ yếu tố đông máu từ 1% đến 5%.
  • Thể nhẹ: Nồng độ yếu tố đông máu từ 5% đến 30%.

 

Dấu hiệu phổ biến để nhận diện rối loạn đông máu

  • Chảy máu kéo dài: Chảy máu có thể xảy ra ở bất kỳ vết thương nhỏ nào sau va đập, bị thương. Người bệnh sẽ bị chảy máu không ngừng hoặc thời gian ngừng lâu hơn bình thường, chảy máu nhiều hơn bình thường.
  • Dễ bầm tím: Bầm tím xuất hiện dễ dàng trên da mà không rõ nguyên nhân hoặc bầm tím lớn mà không có va đập mạnh.
  • Chảy máu bất thường: Chảy máu cam kéo dài hơn 10 phút, chảy máu nướu, chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh nhiều bất thường, xuất hiện cục máu đông lớn, chảy máu dưới da,…
  • Thiếu hụt yếu tố đông máu: Xét nghiệm máu cho thấy thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố đông máu.

 

Vết bầm tím xuất hiện bất thường là dấu hiệu rối loạn đông máu
Vết bầm tím xuất hiện bất thường là dấu hiệu rối loạn đông máu

Nguyên nhân gây ra rối loạn đông máu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn đông máu, bao gồm:

  • Rối loạn di truyền: Do đột biến gen di truyền từ cha mẹ, khiến cơ thể thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố đông máu quan trọng.
  • Bệnh gan: Viêm gan, xơ gan,… có thể làm suy giảm chức năng gan, dẫn đến giảm sản xuất các yếu tố đông máu.
  • Ung thư máu: Một số loại ung thư máu như bệnh bạch cầu cấp tính có thể ảnh hưởng đến sản xuất tiểu cầu và các yếu tố đông máu.
  • Thiếu vitamin K: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu. Do chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin dễ dẫn đến rối loạn đông máu.
  • Thuốc: Như warfarin, heparin,… là những thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể dẫn đến chảy máu quá mức.
  • Thai nghén: Nguyên nhân này tuy hiếm gặp nhưng có thể khá nguy hiểm, gây tổn thương gan, phá hủy hồng cầu và tiểu cầu, dẫn đến rối loạn đông máu.
  • Chấn thương: Chấn thương do va đập mạnh có thể gây tổn thương mạch máu, mô và các yếu tố đông máu, dẫn đến chảy máu quá mức và khó cầm máu.

 

Thai nghén có thể là nguyên nhân của rối loạn đông máu
Thai nghén có thể là nguyên nhân của rối loạn đông máu

Các biến chứng phổ biến của rối loạn đông máu

  • Chảy máu quá nhiều: Do mất máu liên tục, cơ thể không đủ lượng hồng cầu cung cấp oxy, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh xao, khó thở, nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc giảm thể tích máu, biểu hiện bằng tụt huyết áp thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Xuất huyết não: Do rối loạn đông máu, máu dễ bị rò rỉ từ các mạch máu não, dẫn đến xuất huyết não. Tình trạng này có thể gây đột quỵ, tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Thiếu hụt các yếu tố đông máu, cơ thể khó hình thành cục máu đông để bảo vệ vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
  • Sảy thai: Ở phụ nữ mang thai, rối loạn đông máu có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhau thai và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Tổn thương cơ quan nội tạng: Rối loạn đông máu có thể dẫn đến chảy máu trong các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, phổi,… gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Rối loạn tâm lý: Bệnh rối loạn đông máu có thể khiến người bệnh lo lắng về nguy cơ chảy máu, biến chứng và ảnh hưởng đến cuộc sống, dẫn đến stress, lo âu và trầm cảm.

 

Rối loạn đông máu gây vấn đề về tâm lý
Rối loạn đông máu gây vấn đề về tâm lý

Phương pháp chẩn đoán rối loạn đông máu

Chẩn đoán chính xác là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc điều trị rối loạn đông máu. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán rối loạn đông máu thường được sử dụng:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về các bệnh lý nền, dị ứng, thuốc đang sử dụng, tiền sử phẫu thuật, tiền sử gia đình mắc bệnh máu khó đông và các triệu chứng hay dấu hiệu.
  • Xét nghiệm máu: Bao gồm xét nghiệm đo lường nồng độ yếu tố đông máu, xét nghiệm thời gian đông máu, xét nghiệm tổng phân tích máu, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm di truyền,…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang, CT scan hoặc MRI để tìm kiếm các nguyên nhân gây chảy máu.

 

Khám lâm sàn để được chuẩn đoán bệnh sớm
Khám lâm sàn để được chuẩn đoán bệnh sớm

Các trường hợp người bệnh cần gặp bác sĩ

  • Chảy máu kéo dài: Chảy máu sau khi bị thương không ngừng hoặc chảy máu nhiều hơn bình thường.
  • Dễ bầm tím: Bầm tím xuất hiện dễ dàng hoặc bầm tím lớn mà không có va đập mạnh, lan rộng và không tự khỏi sau một thời gian.
  • Chảy máu bất thường: Chảy máu cam, chảy máu nướu, chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu dưới da. Các triệu chứng này thời gian hết lâu hơn bình thường.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh rối loạn đông máu: Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh rối loạn đông máu, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.

 

Chảy máu cam là dấu hiệu của bệnh
Chảy máu cam là dấu hiệu của bệnh

 

Cách điều trị bệnh rối loạn đông máu

  • Bổ sung yếu tố đông máu: Cung cấp cho cơ thể các yếu tố đông máu thiếu hụt bằng cách truyền máu hoặc tiêm các yếu tố đông máu tổng hợp.
  • Thuốc: Làm tăng yếu tố đông máu, giúp hình thành cục máu đông và ngăn ngừa chảy máu, thường được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh thiếu hụt yếu tố đông máu.
  • Điều trị nguyên nhân: Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn gây ra rối loạn đông máu. Ví dụ như điều trị bệnh gan, ung thư máu, thiếu vitamin K,…
  • Thay đổi lối sống: Hạn chế tham gia các môn thể thao vận động mạnh, các hoạt động có nguy cơ va đập, tai nạn, hạn chế sử dụng thuốc làm loãng máu, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

 

Xem thêm:

 

Rối loạn đông máu là tình trạng bất thường gây nguy hiểm cho cơ thể. Nguyên nhân gây rối loạn đông máu rất đa dạng vì vậy hãy chủ động tìm hiểu về rối loạn đông máu để bảo vệ bản thân và gia đình một cách tốt nhất. Mọi chi tiết thắc mắc hãy liên hệ Siam để được tư vấn miễn phí qua hotline 0868 321 321 (Hà Nội) hoặc 094 222 5 222 (TP Hồ Chí Minh) nhé!

DỊCH VỤ NỔI BẬT
banner image
VÌ CHÚNG TÔI HIỂU NHỮNG GÁNH NẶNG CỦA BẠN


    Bác sĩ Bùi Xuân Huân

    Nội dung đã được kiểm duyệt

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *