Tế bào gốc đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng y học và khoa học với tiềm năng lớn trong việc điều trị và tái tạo các mô trong cơ thể con người. Vậy tế bào gốc là gì? Công dụng, nguồn gốc, ứng dụng của từng loại tế bào gốc trong điều trị và nghiên cứu ra sao? Hãy cùng Bệnh viện thẩm mỹ Siam Thailand tìm hiểu ngay sao đây nhé.
Tế bào gốc là gì?
Định nghĩa
Tế bào gốc là những tế bào chưa chuyên biệt có khả năng tự tái tạo và phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Các tế bào này có chức năng chuyên biệt và thực hiện các chức năng đó trong một mô hoặc cơ quan cụ thể.
Nguồn gốc
Tế bào gốc có thể xuất phát từ nhiều nguồn, nhưng tế bào gốc từ máu và mô dây rốn được coi là nguồn cung cấp quan trọng và có nhiều tác dụng quý giá nhất. Với trẻ em, tế bào gốc có thể được thu thập và lưu trữ để sử dụng trong điều trị sau này và được nhân lên để tăng sản lượng.
Tế bào gốc từ máu và dây rốn có thể được sử dụng để sản xuất tế bào gốc tạo máu. Khi được truyền vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch, các tế bào này sẽ di chuyển đến tủy xương và phát triển tạo ra các tế bào máu mới để thay thế các tế bào cũ bị hỏng hoặc mất đi.
Lịch sử nghiên cứu
Tại Việt Nam, nghiên cứu và áp dụng tế bào gốc tạo máu trong lĩnh vực y học và điều trị các bệnh lý đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Gần đây, tế bào gốc trung mô cũng đã được áp dụng trong việc điều trị các trường hợp thoái hóa khớp và tham gia vào các thử nghiệm trong điều trị các bệnh như tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan và nhiều bệnh lý khác.
Phân loại tế bào gốc
Tế bào gốc phôi
Tế bào gốc phôi được thu thập từ các phôi nang có tuổi độ từ 4 đến 5 ngày. Thông thường, những phôi này là những phôi dư thừa từ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tại các phòng khám IVF, các bác sĩ thụ tinh một số trứng trong ống nghiệm để đảm bảo rằng ít nhất một phôi có khả năng phát triển thành thai và sống sót.
Tế bào gốc trưởng thành
Các mô trưởng thành cũng chứa đựng một số lượng tế bào gốc và được gọi là tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells – ASC). Tế bào gốc trưởng thành thường có khả năng biệt hóa thấp hơn so với tế bào gốc phôi.
Ứng dụng của tế bào gốc trưởng thành hiện nay chủ yếu tập trung vào tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Tế bào gốc tạo máu có thể thu thập từ tủy xương, máu ngoại vi và máu dây rốn. Trong khi đó, tế bào gốc trung mô có thể thu thập từ tủy xương, mô mỡ và mô dây rốn.
Tế bào gốc từ mô dây rốn và máu dây rốn
Mô dây rốn là liên kết giữa nhau thai và bào thai, chứa nhiều loại tế bào gốc thuộc nhóm tế bào gốc nhũ nhi (Infant Stem Cells), bao gồm các loại như: Tế bào gốc biểu mô, tế bào gốc trung mô và tế bào gốc nội mô.
Tế bào MSCs từ mô dây rốn có nhiều ưu điểm so với tế bào MSCs từ mô mỡ và tủy xương, bao gồm việc thu thập và tăng sinh các tế bào còn non chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường xung quanh. Tuy nhiên, tế bào MSCs từ mô dây rốn cần được thu thập ngay sau khi sinh em bé và phải được lưu trữ ở điều kiện lý tưởng cho đến khi sử dụng.
Tế bào gốc trung mô (MSC)
Máu dây rốn chứa nhiều tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cells – HSCs), có thể sử dụng để thay thế cho việc ghép tủy xương truyền thống. Tương tự như tế bào MSCs từ mô dây rốn, tế bào gốc máu dây rốn cũng cần được lưu trữ ngay sau khi em bé ra đời.
Tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn đã được áp dụng trong điều trị cho hơn 80 loại bệnh khác nhau. Hiện nay, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận việc sử dụng tế bào gốc từ máu dây rốn trong điều trị nhiều bệnh liên quan đến hệ tạo máu.
Tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS)
Tế bào gốc đa năng cảm ứng hay còn có tên gọi khác là tế bào gốc đa năng nhân tạo. Đây là những tế bào được tạo ra từ tế bào soma hoặc tế bào sinh dưỡng thông qua quá trình tái lập trình sử dụng các yếu tố phiên mã. Tế bào iPSC có tiềm năng ứng dụng rộng lớn. Tuy nhiên, chi phí để sản xuất chúng rất đắt đỏ, do đó hiện tại chúng chủ yếu đang ở giai đoạn nghiên cứu.
Công dụng và ứng dụng của tế bào gốc trong y học
Tái tạo mô và điều trị bệnh
Điều trị tim mạch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bằng cách sử dụng tế bào gốc từ con người chỉ trong vòng 2 tuần sau khi cấy ghép tế bào gốc, mạng lưới các mạch máu đã hình thành. Chất lượng của các mạch máu mới này được đánh giá cao, không khác gì các mạch máu tự nhiên.
Điều trị các bệnh về não
Trong tương lai, các bác sĩ có thể áp dụng các tế bào và mô thay thế để điều trị các bệnh liên quan đến não, như Parkinson và Alzheimer. Chẳng hạn, trong bệnh Parkinson, tổn thương của các tế bào não dẫn đến sự mất kiểm soát của các cử động cơ bắp.
Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng tế bào gốc để thay thế các mô não bị tổn thương. Điều này có thể giúp phục hồi các tế bào não chuyên biệt và chấm dứt sự không kiểm soát trong các chuyển động cơ bắp. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu về việc phân biệt tế bào gốc phôi thành các loại tế bào này và phương pháp này đang mang lại nhiều hi vọng trong điều trị các bệnh liên quan đến não.
Điều trị thiếu tế bào và bệnh về máu
Các nhà khoa học hi vọng một ngày sẽ có thể phát triển các tế bào tim khỏe mạnh trong phòng thí nghiệm, để sau đó có thể cấy ghép vào những người mắc bệnh tim. Những tế bào mới này có khả năng sửa chữa và phục hồi tim bằng mô tim khỏe mạnh.
Tương tự, những người mắc bệnh tiểu đường loại I có thể nhận được các tế bào tuyến tụy để thay thế cho các tế bào sản xuất insulin mà hệ miễn dịch của họ đã mất hoặc bị phá hủy. Hiện nay, phương pháp duy nhất là ghép tụy và số lượng tuyến tụy sẵn có để ghép lại rất ít.
Các bác sĩ thường sử dụng các tế bào gốc tạo máu trưởng thành để điều trị các bệnh như bệnh bạch cầu, thiếu máu hồng cầu hình liềm và các vấn đề suy giảm miễn dịch khác. Tế bào gốc tạo máu trong máu và tủy xương có thể tạo ra mọi loại tế bào máu, bao gồm cả tế bào hồng cầu mang oxy và tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật.
Điều trị bệnh lý khác
Điều trị lupus, khớp gối và ung thư
Ngoài các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và ghép thận (trong trường hợp người bệnh suy thận ở giai đoạn cuối). Hiện nay, ghép tế bào gốc đang được thử nghiệm như một phương pháp mới trong điều trị hiệu quả căn bệnh lupus ban đỏ.
Có hai phương pháp ghép tế bào gốc được sử dụng để điều trị lupus ban đỏ, đó là ghép tế bào gốc tạo máu và ghép tế bào gốc trung mô từ nguồn đồng loại. Trong đó, phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu thường có tỉ lệ thành công cao hơn.
Đối với những người mắc bệnh thoái hoá khớp gối, tế bào gốc tiêm nội khớp có thể được sử dụng để giảm viêm và khôi phục chức năng của khớp. Hai phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh khớp bằng tế bào gốc là sử dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tế bào gốc đồng loài từ mô dây rốn.
Điều trị bệnh tiểu đường và rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân như tiểu đường, tổn thương mạch máu, thiếu hụt hormone, chấn thương dây thần kinh, và quá trình lão hóa,… Trong điều trị rối loạn này, tế bào gốc có thể được áp dụng để phục hồi thần kinh và hệ thống mạch máu, tái tạo các cơ quan và khắc phục nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương cho người bệnh.
Nghiên cứu khoa học và phát triển thuốc
Tế bào gốc cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại thuốc mới. Thay vì thử nghiệm trực tiếp trên con người, các nhà khoa học có thể đánh giá hiệu ứng của một loại thuốc trên mô bình thường, khỏe mạnh bằng cách thử nghiệm nó trên mô được tạo ra từ tế bào gốc.
Quy trình lưu trữ tế bào gốc đúng chuẩn
Tư vấn và kiểm tra sức khỏe: Bạn sẽ được các chuyên gia cung cấp thông tin chi tiết về các ưu điểm và các vấn đề liên quan đến việc lưu trữ và ứng dụng công nghệ tế bào gốc. Các bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra sức khỏe của bạn để đảm bảo rằng bạn đủ điều kiện để lưu trữ tế bào gốc.
Ký hợp đồng lưu trữ:
- Trước khi hai bên chính thức ký hợp đồng lưu trữ, bạn sẽ được tư vấn và giải thích mọi chi tiết liên quan đến nội dung của hợp đồng.
Thu thập và lưu trữ tế bào gốc:
- Khi đi vào quá trình chuyển dạ và nhập viện để sinh con, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành thu thập máu và mô dây rốn.
- Mẫu sẽ được vận chuyển đến ngân hàng tế bào gốc và xử lý theo quy trình nghiêm ngặt nhất để đảm bảo chất lượng của mẫu tế bào gốc.
- Tất cả mẫu tế bào gốc và thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật hoàn toàn.
- Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh, các tế bào gốc sẽ được rã đông, tăng sinh và áp dụng cho điều trị theo các phương pháp khác nhau.
Ứng dụng của tế bào gốc
- Trong y học tái tạo: Tế bào gốc là những tế bào linh hoạt có khả năng chuyển hóa thành các loại tế bào chuyên biệt khác trong cơ thể con người. Chức năng cơ bản của chúng là tham gia vào quá trình sửa chữa và thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc chết.
- Trong điều trị bệnh: Tế bào gốc được sử dụng để tạo ra các tế bào khỏe mạnh để thay thế các tế bào bệnh hoặc tổn thương, đồng thời điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Công nghệ tế bào gốc đang được ứng dụng trong điều trị và cải thiện nhiều bệnh lý.
- Trong nghiên cứu cơ chế bệnh lý: Sử dụng tế bào gốc giúp các chuyên gia y tế hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh lý và giúp họ tìm ra nguyên nhân và tiến triển của bệnh, từ đó phát triển các phương pháp điều trị mới.
- Tế bào gốc trong phát triển thuốc: Nuôi cấy tế bào gốc giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu và phát triển các loại thuốc. Các nghiên cứu này giúp sàng lọc độc tính của thuốc và nghiên cứu hiệu quả của chúng trên các tế bào trong cơ thể.
Phân loại tế bào gốc dựa trên nguồn gốc và khả năng tái tạo
So sánh khả năng tái tạo của các loại tế bào gốc
- Tế bào gốc tạo máu có nguồn gốc từ máu ngoại vi: Tế bào này thường cần được kích thích để tăng sinh và độ tinh khiết thấp hơn so với tế bào gốc từ máu dây rốn.
- Tế bào gốc tạo máu từ tủy xương: Được sử dụng trong trường hợp tuỷ xương bị tổn thương và không sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ tuỷ đỏ giảm dần theo tuổi tác dẫn đến việc số lượng tế bào gốc giảm đi.
- Tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn: Có khả năng tự phân chia và đổi mới theo hướng điều trị mong muốn. Đây là nguồn tế bào gốc phổ biến được lấy từ dịch tủy trong quá trình sinh con nhưng số lượng của loại tế bào gốc này có hạn và thường chỉ được sử dụng để ghép cho bệnh nhi.
Ứng dụng của từng loại tế bào gốc
Tế bào gốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh về máu và suy giảm hệ miễn dịch như:
- Bệnh về máu: Các bệnh như Leukemia, tan máu bẩm sinh (thalassemia), ung thư máu thể Lympho B và T, giảm tiểu cầu nguyên phát vô căn, bệnh bạch cầu và thiếu máu Cooley nặng…
- Bệnh về cơ quan tạo máu: Máu cuống rốn cũng có thể hỗ trợ trong điều trị các bệnh như suy tủy xương, đa u tuỷ xương, rối loạn sinh tủy,…
- Rối loạn suy giảm hệ miễn dịch: Ngoài ra, máu cuống rốn cũng được sử dụng để điều trị các rối loạn suy giảm hệ miễn dịch.
Xem thêm
- Vì sao nên phẫu thuật cắt mí khi đủ 18 tuổi
- Hiểu đúng về các túi độn ngực trên thị trường hiện nay
- Gọt mũi gồ có nguy hiểm không?
Trên đây là một số thông tin Siam Thailand cung cấp để giúp bạn hiểu rõ hơn tế bào gốc là gì và những khía cạnh liên quan đến loại tế bào này. Tế bào gốc có thể được xem là một nguồn tài nguyên quý giá trong lĩnh vực y học. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với Siam qua số điện thoại 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 2225 222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) để được tư vấn chi tiết.