- Gắn thẻ sau vào body của các trang sau:

VIE

Hormone là gì? Những vai trò của hormone bên trong cơ thể

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hormone – những “chỉ huy thầm lặng” ẩn mình trong cơ thể. Từ quá trình sinh trưởng, phát triển, đến chức năng sinh lý, cảm xúc, hành vi, tất cả đều chịu sự tác động của những “chất hóa học quyền lực” này. Bạn có tò mò về thế giới bí ẩn của hormone? Hãy cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Siam Thailand khám phá những vai trò quan trọng của chúng trong bài viết này!

Hormone là gì?

Hormone là các chất hóa học được tổng hợp và sản xuất bởi các tế bào trong cơ thể, nhằm điều chỉnh và điều hòa nhiều chức năng sinh lý khác nhau. Nó hoạt động như các “sứ giả hóa học” truyền đạt thông điệp và kích thích các mô và cơ quan khác trong cơ thể thông qua hệ thống tuần hoàn máu.

 

Các hormone được tạo ra bởi các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến tùng, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tinh hoàn và buồng trứng. Khi hormone đến các cơ quan tiếp nhận, tương tác với các tế bào đích thông qua cơ chế khác nhau, kích hoạt các phản ứng sinh học và thúc đẩy các quá trình cần thiết cho cơ thể.

 

Hormone là các chất hóa học được tổng hợp và sản xuất bởi các tế bào trong cơ thể
Hormone là các chất hóa học được tổng hợp và sản xuất bởi các tế bào trong cơ thể

Vai trò của hormone trong cơ thể

Hormone đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của chức năng sinh lý và cảm xúc của con người. Dưới đây là các vai trò chính của hormone:

Điều hòa chức năng sinh sản

Thực tế, hormone đóng vai trò quan trọng trong điều hòa chức năng sinh sản ở nam và nữ. Chúng truyền tải thông tin giữa các tế bào và hệ thống cơ thể, điều chỉnh quá trình sinh lý liên quan đến sinh sản.

 

Cụ thể, testosterone và estrogen là hormone chính ở nam và nữ, điều chỉnh phát triển đặc điểm sinh dục và quá trình sinh sản. LH và FSH kích thích sản xuất hormone và duy trì chức năng sinh sản. Rối loạn hormone có thể gây vô sinh, rối loạn kinh nguyệt và các bệnh ung thư sinh sản. Hiểu rõ vai trò này giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Hormone đóng vai trò quan trọng trong điều hòa chức năng sinh sản ở nam và nữ
Hormone đóng vai trò quan trọng trong điều hòa chức năng sinh sản ở nam và nữ

Kiểm soát sự phát triển và trưởng thành

Hormone còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Và thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao, phát triển cơ bắp, xương khớp và phân hóa giới tính.

Điều hòa trao đổi chất

Trong quá trình điều chỉnh trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể, hormone kiểm soát lượng đường trong máu, sử dụng chất béo và chuyển hóa protein. Cũng đóng vai trò trong việc duy trì cân bằng năng lượng và cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh hoạt hàng ngày.

 

Hormone điều hoa quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể
Hormone điều hoa quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể

Duy trì cân bằng nội môi

Ngoài ra, hormone còn tham gia vào việc điều chỉnh cân bằng nội môi của cơ thể. Chúng kiểm soát huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt và cân bằng điện giải. Hormone cũng đóng vai trò trong việc điều chỉnh cân bằng axit – bazơ trong cơ thể.

Ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi

Nó có tác động đáng kể đến cảm xúc, tâm trạng và hành vi của con người. Hormo ảnh hưởng đến tâm trạng, lo lắng, trí nhớ, giấc ngủ và ham muốn tình dục.

 

Cơ quan nào của cơ thể sản xuất hormone?

Hệ thống các cơ quan của cơ thể gồm nhiều tuyến nội tiết chính, mỗi tuyến sẽ có vị trí và chức năng riêng, trong đó có một số tuyến quan trọng để sản xuất hormone. Dưới đây là mô tả về một số tuyến nội tiết quan trọng đó:

Tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở phía trước của cổ, gần thanh quản có vai trò sản xuất hai loại hormone quan trọng là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Những hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

 

Tuyến giáp sản xuất ra hormone
Tuyến giáp sản xuất ra hormone

Tuyến cận giáp

Tuyến này nằm ngay bên trên hoặc phía sau của tuyến giáp giúp sản xuất hormone calcitonin. Và có vai trò trong việc điều chỉnh mức đồng calci trong máu và quá trình tái hấp thụ calci trong xương.

Tuyến tụy

Còn về tuyến tụy thì nằm ở phần trên bên trái của bụng, gần dạ dày. Tuyến tụy không chỉ tham gia vào quá trình tiêu hóa bằng cách tiết ra các enzyme tiêu hóa, mà còn sản xuất hai hormone quan trọng là insulin và glucagon. Insulin giúp điều chỉnh đường huyết và chuyển đổi đường thành năng lượng, trong khi glucagon tăng mức đường huyết bằng cách chuyển đổi dự trữ đường trong gan thành glucose.

 

Cơ quan tuyến tụy trong cơ thể sản xuất được hormone
Cơ quan tuyến tụy trong cơ thể sản xuất được hormone

Tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn)

Tuyến sinh dục nằm ở vùng xác định của nam và nữ. Ở nam, tinh hoàn sản xuất hormone testosterone, chịu trách nhiệm cho tính nam và quá trình phát triển tình dục. Ở nữ, buồng trứng sản xuất hormone estrogen và progesterone. Estrogen có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển giới tính nữ và chu kỳ kinh nguyệt, trong khi progesterone đóng vai trò trong quá trình chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ.

Tuyến thượng thận

Về tuyến thượng thận nằm trên đỉnh của thận có vai trò sản xuất hormone cortisol, có vai trò trong việc điều chỉnh phản ứng căng thẳng và quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate.

 

Tuyến thượng thận trong cơ thể sản xuất được hormone
Tuyến thượng thận trong cơ thể sản xuất được hormone

Tuyến yên

Cuối cùng là tuyến yên nằm ở phía dưới não và sản xuất nhiều hormone quan trọng như hormone tăng trưởng (GH) để điều chỉnh quá trình phát triển và sinh trưởng. Và hormone FSH và LH để điều tiết chức năng sinh sản, hormone prolactin có liên quan đến sữa cho con bú và sinh sản. Còn hormone TSH để điều chỉnh hoạt động của tuyến giáp.

Rối loạn hormone là gì?

Khái niệm

Rối loạn hormone là tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Rối loạn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như suy giảm tinh thần, vấn đề về trọng lượng cơ thể, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn hormone, bao gồm di truyền, tuổi tác, bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc và lối sống không lành mạnh.

Triệu chứng

Triệu chứng của rối loạn hormone phụ thuộc vào loại hormone nào bị mất cân bằng. Một số triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện như mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân bất thường, thay đổi tâm trạng, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, da khô và rụng tóc.

 

Triệu chứng có thể xuất hiện là mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân bất thường, thay đổi tâm trạng
Triệu chứng có thể xuất hiện là mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân bất thường, thay đổi tâm trạng

 

Điều trị

Điều trị rối loạn hormone có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Thay đổi lối sống là một phương pháp quan trọng, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và giảm căng thẳng.

 

Ngoài ra, thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị rối loạn hormone. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng hormone thay thế, thuốc ức chế hormone hoặc thuốc tăng hormone tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Trong một số trường hợp, nếu một khối u gây ra sự sản xuất quá mức của hormone, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ khối u và khắc phục sự mất cân bằng hormone.

 

Tóm lại, việc điều trị rối loạn hormone là một quá trình phức tạp và cần được cá nhân hóa. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dựa trên các xét nghiệm và đánh giá kỹ càng.

 

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến hormone

Các vấn đề về sức khỏe liên quan đến hormone (nội tiết tố) có thể gây ra những tình trạng có ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến bản thân. Dưới đây là một số bệnh phổ biến và mô tả chi tiết về chúng:

Mãn kinh

Mãn kinh là giai đoạn khi phụ nữ mất chức năng sinh lý và kết thúc chu kỳ kinh nguyệt do sự giảm chức năng của buồng trứng. Triệu chứng của mãn kinh bao gồm bốc hỏa, ra mồ hôi ban đêm, dễ cáu gắt, da khô sạm, rối loạn giấc ngủ, teo âm hộ và âm đạo, và không có kinh nguyệt trong ít nhất 1 năm.

 

Mãn kinh có liên quan đến hormone
Mãn kinh có liên quan đến hormone

Bệnh tiểu đường

Đây là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Người bị tiểu đường không tạo ra đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng insulin tốt, dẫn đến tăng đường huyết.

 

Tình trạng đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng như bệnh tim, giảm thị lực, bệnh thận, và bệnh thần kinh. Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn cho bệnh tiểu đường, người bệnh thường được chỉ định chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đường tinh bột và sử dụng thuốc hàng ngày.

Bệnh Cushing

Bệnh Cushing xảy ra khi cơ thể sản xuất hoặc tiếp nhận quá nhiều hormone cortisol. Nguyên nhân có thể là do sử dụng quá nhiều thuốc corticosteroid hoặc sản xuất cortisol quá mức. Bệnh này gây ra bướu mỡ giữa hai vai, khuôn mặt tròn trịa và rạn da. Các biến chứng của bệnh Cushing có thể bao gồm huyết áp cao, loãng xương, và tiểu đường tuýp 2. Điều trị bệnh Cushing càng sớm càng tăng cơ hội phục hồi.

Bệnh Graves

Về bệnh Graves là một rối loạn miễn dịch gây ra sự sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp). Nguyên nhân chính của bệnh Graves là rối loạn miễn dịch. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể.

 

Bệnh gây ra các triệu chứng đa dạng như lo lắng, cáu kỉnh, tay run, nhạy cảm với nhiệt, tăng tiết mồ hôi, sụt cân không lý do, bướu cổ, chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Và rối loạn cương dương hoặc giảm ham muốn tình dục. Còn cả bị mắt lồi, mệt mỏi, đánh trống ngực, rối loạn giấc ngủ và nhiều triệu chứng khác.

 

Bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, nhưng thường phổ biến hơn ở phụ nữ dưới 40 tuổi. Điều trị bệnh Graves thường bao gồm giảm lượng hormone tuyến giáp, sử dụng thuốc kháng giáp, thuốc chẹn beta hoặc phẫu thuật.

 

Bệnh Graves là một rối loạn miễn dịch gây ra việc sản sinh quá nhiều hormone
Bệnh Graves là một rối loạn miễn dịch gây ra việc sản sinh quá nhiều hormone

Viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp Hashimoto là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể tấn công tuyến giáp, gây tổn thương hoặc suy giảm chức năng của tuyến giáp. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Hashimoto vẫn chưa được xác định rõ, nhưng nhiều người bệnh có những yếu tố chung như di truyền, nhiễm trùng hoặc nhiễm phóng xạ.

 

Bệnh Hashimoto có thể dẫn đến các biến chứng như bướu cổ, vấn đề về tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, chức năng sinh sản và khả năng thụ tinh.

 

Suy giáp/Cường giáp

Đây là bệnh liên quan đến sự cân bằng hormone giáp trong cơ thể. Sự chênh lệch này có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong cường giáp, tuyến giáp tiết quá nhiều hormone giáp, trong khi suy giáp là do tuyến giáp tiết quá ít hormone giáp.

 

Cả hai bệnh đều có thể dẫn đến các triệu chứng như mất ngon miệng, táo bón, giảm trí nhớ, trầm cảm, giọng nói khàn và yếu, đau ngực, đau khớp và cơ. Và giảm ham muốn tình dục, sụt cân không lý do, tăng hoạt động, tiết nhiều mồ hôi, nhạy cảm với nhiệt, mệt mỏi, thèm ăn và mất ngủ. Việc thăm khám và điều trị sớm bởi bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường là cần thiết khi nhận thấy những triệu chứng này.

 

U tiết Prolactin

U tiết Prolactin hay còn được gọi là u tuyến yên tăng tiết prolactin. Đây là một khối u lành tính được hình thành từ các tế bào trong tuyến yên. Khối u này gây tăng tiết hormone prolactin, một hormone quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của tuyến vú. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

 

U tiết Prolactin gây tăng tiết hormone
U tiết Prolactin gây tăng tiết hormone

Ung thư các tuyến nội tiết

Ung thư có thể xuất hiện ở các tuyến nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp và tuyến tùng. Loại bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tuyến nội tiết và gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc phát hiện và điều trị ung thư các tuyến nội tiết là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

Cách cân bằng hormone trong cơ thể

Để duy trì cơ thể khỏe mạnh, việc cân bằng hormone là vô cùng quan trọng. Hormone có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để đạt được sự cân bằng hormone tự nhiên, bạn cần áp dụng lối sống lành mạnh bao gồm:

Chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể bằng cách ăn đa dạng các thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ưu tiên các loại thực phẩm tươi ngon, nguyên chất như: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo,… Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, thức ăn nhanh và chất béo bão hòa.

Tập luyện thể dục thường xuyên

  • Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp với sở thích và thể trạng như: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, gym,…
  • Tập luyện giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ sản xuất hormone hiệu quả.

Ngủ đủ giấc

  • Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được phục hồi và tái tạo năng lượng.
  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
  • Ngủ đủ giấc giúp cân bằng hormone, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tinh thần.

Quản lý căng thẳng hiệu quả

  • Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất hormone và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
  • Áp dụng các biện pháp giải tỏa căng thẳng như yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách, dành thời gian cho sở thích,…
  • Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, gia đình cũng góp phần giảm căng thẳng hiệu quả.

Khám sức khỏe định kỳ

Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về hormone và điều trị kịp thời. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và các biện pháp cân bằng hormone phù hợp với bản thân.

Tập luyện giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất hormone
Tập luyện giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất hormone

Xem thêm:

 

Như vậy, bài viết đã khái quát những thông tin quan trọng về hormone và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người. Hormone đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiều chức năng cơ thể, từ trao đổi chất và sinh sản đến tâm trạng và hành vi. Do đó, việc hiểu biết về hormone và cách cân bằng chúng là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe và sức sống.

 

Liên hệ với Siam để được tư vấn miễn phí về hormone và sức khỏe. Truy cập trang web Siam để tìm hiểu thêm về các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe!

DỊCH VỤ NỔI BẬT
banner image
VÌ CHÚNG TÔI HIỂU NHỮNG GÁNH NẶNG CỦA BẠN


    Bác sĩ Bùi Xuân Huân

    Nội dung đã được kiểm duyệt

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *