- Gắn thẻ sau vào body của các trang sau:

VIE

Sẹo lồi là gì? Các cách trị sẹo lồi hiệu quả và an toàn

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Trong cuộc sống đầy năng động, chúng ta khó tránh khỏi những vết sẹo lồi do tai nạn không đáng có hoặc kết quả của một số phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng cụ thể sẹo lồi là gì và đặc điểm cũng như cách trị như thế nào, mời bạn cùng Bệnh viện thẩm mỹ Siam Thailand tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Sẹo lồi là gì?

Sẹo lồi là những mô sẹo phát triển quá mức và lan rộng ra ngoài vùng da bị tổn thương ban đầu. Sẹo lồi có thể có màu hồng, đỏ, hoặc sẫm hơn so với màu da tự nhiên, sần sùi, cứng và có thể gây ngứa, đau nhức và thường phát triển từ những tổn thương da nhỏ như nốt mụn, vết đâm, hoặc vết cắt. Khác với sẹo lõm, sẹo lồi không thể tự giảm kích thước theo thời gian do collagen tích tụ quá mức.

 

Sẹo lồi là những mô sẹo phát triển quá mức và lan rộng ra ngoài vùng da bị tổn thương
Sẹo lồi là những mô sẹo phát triển quá mức và lan rộng ra ngoài vùng da bị tổn thương ban đầu

Đặc điểm của sẹo lồi

Trên toàn thế giới, khoảng 100 triệu người mang theo những vết sẹo do phẫu thuật hoặc chấn thương. Trong số này, khoảng 15% trường hợp sẽ phát triển thành sẹo phì đại hoặc sẹo lồi do mô sợi tiến triển quá mức. Sẹo lồi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ở mọi vị trí trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở những nơi như ngực, vai, lưng và vùng da quanh khớp.

 

Sẹo lồi trên dái tai thường có hình dạng tròn và cảm giác chắc, trong khi ở các phần khác của cơ thể thì bề mặt sẹo thường phẳng hơn. Tuy nhiên, trên một số phần của cơ thể như cổ, bụng, tai,… sẹo lồi có thể di chuyển nhẹ khi ta chạm vào.

 

Sẹo lồi có thể phát triển trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau khi da bị tổn thương, mặc dù sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe, nhưng nó có thể làm giảm tự tin của người bị, đặc biệt là khi xuất hiện ở những vùng như cánh tay, chân,…

 

Sẹo lồi gây giảm tự tin cho người bị
Sẹo lồi gây giảm tự tin

Yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi:

  • Di truyền: Nếu bạn có người thân bị sẹo lồi, bạn có nhiều khả năng bị sẹo lồi hơn.
  • Loại da: Người có da dầu, da sẫm màu hoặc da có xu hướng sẹo lồi dễ bị sẹo lồi hơn.
  • Vị trí vết thương: Vết thương ở những vị trí có nhiều căng thẳng như ngực, vai, lưng và vùng da quanh khớp dễ bị sẹo lồi hơn.
  • Nhiễm trùng vết thương: Nhiễm trùng vết thương có thể khiến quá trình lành da bị ảnh hưởng và dẫn đến hình thành sẹo lồi.
  • Việc sử dụng corticosteroid: Việc sử dụng corticosteroid tại chỗ hoặc tiêm corticosteroid vào vết thương có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.
  • Một số yếu tố khác: Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi bao gồm tuổi tác (người trẻ tuổi có nguy cơ cao hơn), giới tính (nam giới có nguy cơ cao hơn), béo phì, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường,…

 

Nam giới thường dễ bị sẹo lồi
Nam giới thường dễ bị sẹo lồi hơn nữ giới

Triệu chứng của sẹo lồi

Dấu hiệu đầu tiên của sẹo lồi thường là một nốt sần nhỏ, màu đỏ, cứng ở vị trí vết thương, theo thời gian, sẹo lồi có thể phát triển lớn hơn, lan rộng ra ngoài vùng da bị tổn thương ban đầu và trở nên sần sùi, bóng.

 

Sẹo lồi có thể gây ngứa, đau nhức, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc khi vận động, nó có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ra nhiều phiền toái, tăng cảm giác tự ti.

 

Sẹo lồi có thể phát triển lớn hơn
Sẹo lồi có thể phát triển lớn hơn và gây ngứa

Cách điều trị sẹo lồi

Điều trị không xâm lấn

Điều trị sẹo lồi bằng các nguyên liệu tự nhiên:

  • Nước cốt chanh: Nước cốt chanh ngừa hình thành sẹo lồi hiệu quả nhờ vào chất chống oxy hóa có trong chanh. Ngoài ra, vitamin C trong nước cốt chanh giúp da luôn khỏe mạnh. Hãy thoa nước cốt chanh lên vùng sẹo và để khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
  • Nha đam: Nha đam giúp tái tạo da, hỗ trợ sự phục hồi nhanh chóng của sẹo và ngăn chặn hình thành sẹo lồi trên da. Bạn có thể lấy gel từ lá nha đam và bôi trực tiếp lên vùng sẹo để kích thích quá trình phục hồi của da.
  • Mật ong: Mật ong nguyên chất lên vùng da bị sẹo trong khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch da với nước ấm.
  • Giấm táo: Giấm táo giúp giảm sưng, giảm viêm và thu nhỏ kích thước của sẹo lồi. Bạn chỉ cần thoa giấm táo trực tiếp lên vết sẹo và để khô, sau đó rửa sạch với nước ấm.
  • Nghệ: Nghệ kích thích sản sinh elastin và làm mờ vùng thâm do sẹo lồi gây ra. Chỉ cần cắt vài lát nghệ tươi và chà xát trực tiếp lên vùng da bị sẹo lồi, sau đó không cần rửa lại cho đến khi đi tắm hoặc rửa mặt.

 

Kem bôi:

Chữa sẹo lồi bằng kem trị sẹo là một phương pháp được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi, không cần thời gian để chuẩn bị, có thể sử dụng bất cứ nơi nào và dễ dàng mang theo. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại kem trị sẹo lồi phổ biến, trong đó các loại kem silicon hoặc retinol là phổ biến nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại kem trị sẹo chỉ có tác dụng một cách hạn chế và không thể loại bỏ hoàn toàn vết sẹo.

 

Khi chọn mua kem trị sẹo, bạn nên lựa chọn các sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo về chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Điều này giúp tránh được việc sử dụng những loại kem trị sẹo kém chất lượng có thể gây kích ứng da, ngứa rát và làm cho vết sẹo trở nên lồi lõm hơn.

 

Tiêm steroid:

Tiêm steroid cũng là một phương pháp chữa trị sẹo lồi phổ biến và được nhiều người áp dụng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêm steroid trực tiếp vào vết sẹo có thể giảm độ lồi đến hơn 50% và giảm độ sần của da. Tuy nhiên, việc tiêm steroid lâu dài có thể làm mỏng da và làm nổi các mạch máu dưới da, gây ra tình trạng vết sẹo lồi bị đỏ…

 

Liệu pháp áp lạnh: Một phương pháp khác là sử dụng tia lạnh (cryosurgery), trong đó bác sĩ sẽ sử dụng tia lạnh để làm đông và làm vỡ các mạch máu bên trong vết sẹo lồi, từ đó giúp vết sẹo lồi teo lại dần dần.

 

Nước cốt chanh có thể giúp ngăn ngừa hình thành sẹo lồi hiệu quả
Nước cốt chanh có thể giúp ngăn ngừa hình thành sẹo lồi vô cùng hiệu quả

Điều trị xâm lấn

Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi: Đây là phương pháp chữa trị sẹo lồi được áp dụng khi vết sẹo gây mất thẩm mỹ và không được cải thiện bằng các biện pháp đã được đề cập. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ da liễu sẽ thực hiện việc mổ cắt vết sẹo lồi. Sau đó, vùng da được can thiệp sẽ được điều trị bằng các loại kem đặc trị hoặc kem silicon được bôi mỗi ngày để làm giảm sự phát triển của các tế bào da sau khi phẫu thuật. Điều này là để giảm nguy cơ tái phát sẹo lồi sau phẫu thuật.

 

Lột da: Lột da có thể được thực hiện để loại bỏ lớp da bên ngoài của sẹo lồi.

Những điều cần lưu ý sau khi điều trị sẹo lồi

Chăm sóc da:

  • Giữ vệ sinh: Rửa sạch vùng da sau điều trị bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ 1 – 2 lần mỗi ngày. Lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn mềm, không chà xát.
  • Dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi, không gây kích ứng da 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Hạn chế trang điểm: Tránh trang điểm trực tiếp lên vùng da đang trong quá trình phục hồi.

 

Lối sống:

  • Chế độ ăn uống: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C và E để hỗ trợ quá trình phục hồi da. Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ uống có cồn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để cơ thể có thời gian phục hồi.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm chậm quá trình lành da. Hãy tập thể dục, yoga hoặc thiền để thư giãn tinh thần.
  • Tránh mặc quần áo bó sát: Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát vào vùng da đang điều trị.

 

Lưu ý khác:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc da sau điều trị phù hợp với tình trạng của bạn. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Theo dõi tình trạng da: Theo dõi tình trạng da sau điều trị và báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì, chẳng hạn như nhiễm trùng, sưng đỏ, ngứa rát.
  • Kiên nhẫn: Quá trình điều trị sẹo lồi có thể mất nhiều thời gian, thậm chí vài tháng hoặc vài năm. Hãy kiên nhẫn và tuân thủ các hướng dẫn để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm chậm quá trình lành da và tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia: Rượu bia có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da.
  • Không tự ý sử dụng các sản phẩm trị sẹo: Một số sản phẩm trị sẹo có thể gây kích ứng da hoặc làm nặng thêm tình trạng sẹo lồi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

 

Tránh hút thuốc lá
Nên tránh hút thuốc lá

Cách phòng ngừa sẹo lồi

  • Chăm sóc vết thương đúng cách: Giữ vết thương sạch sẽ, khô ráo và tránh làm căng da quanh vết thương.
  • Sử dụng kem chống nắng: Sử dụng kem chống nắng có SPF 30 hoặc cao hơn để bảo vệ vết thương khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Tránh gãi hoặc cọ xát vết thương: Gãi hoặc cọ xát vết thương có thể kích thích hình thành sẹo lồi.
  • Tránh sử dụng corticosteroid: Tránh sử dụng corticosteroid tại chỗ hoặc tiêm corticosteroid vào vết thương.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn có nguy cơ cao bị sẹo lồi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về cách phòng ngừa.

 

Sử dụng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng để phòng ngừa sẹo lồi

 

Xem thêm:

 

Qua bài viết này, chúng ta đã biết rõ hơn về sẹo lồi cũng như những thông tin liên quan đến nó, có thể thấy, sẹo lồi không hề đáng sợ nếu như chúng ta biết cách phòng ngừa cũng như điều trị, nếu như vẫn còn bất kỳ thông tin nào chưa rõ ràng, bạn có thể gọi điện cho chúng tôi qua số 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 222 5222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) để nhận giải đáp từ chúng tôi tư vấn nhé!

DỊCH VỤ NỔI BẬT
banner image
VÌ CHÚNG TÔI HIỂU NHỮNG GÁNH NẶNG CỦA BẠN


    Bác sĩ Bùi Xuân Huân

    Nội dung đã được kiểm duyệt

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *