- Gắn thẻ sau vào body của các trang sau:

VIE

Tiêm filler là gì? Có an toàn không? Ưu, nhược điểm của tiêm filler

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Ngày nay, tiêm filler chính là sự lựa chọn hàng đầu của chị em bởi tính an toàn, nhanh chóng, ít xâm lấn, liệu bạn đã biết các loại filler phổ biến hiện nay cũng như những ưu và nhược điểm của tiêm filler là gì chưa? Mời bạn cùng Bệnh viện thẩm mỹ Siam làm rõ trong bài viết này nhé!

Tiêm filler là gì?

Filler hay còn gọi là chất làm đầy, đây là một loại chất được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc da để giảm sự xuất hiện của nếp nhăn trên khuôn mặt.

 

Thực tế, việc tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật sử dụng các chất làm đầy dạng gel hoặc dung dịch được tiêm vào da giúp làm đầy da, giảm nếp nhăn và tạo đường nét cho khuôn mặt, cải thiện đàn hồi da. Quy trình này thường được thực hiện tại các vùng nhất định như má, môi, cằm, vùng quanh mắt và vùng trũng dưới mắt.

 

Việc tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật
Tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật

Các loại filler phổ biến

Hyaluronic Acid (HA)

Đây là loại filler phổ biến nhất, có tính tương thích cao với cơ thể, an toàn và hiệu quả cao trong việc làm đầy nếp nhăn, rãnh lõm, tạo môi, nâng mũi. HA là một loại gel tự nhiên chứa axit hyaluronic, một thành phần có sẵn trong cơ thể, thường được sử dụng để làm đầy, căng bóng làn da và giảm nếp nhăn ở các vùng như má, vùng quanh mắt, môi, trán…

 

Do cơ thể có khả năng tự hấp thụ axit hyaluronic theo thời gian, kết quả khi sử dụng filler này thường chỉ kéo dài từ 6 đến 18 tháng. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đã phát triển thêm các loại filler da tự nhiên khác, cũng chứa axit hyaluronic nhưng có thể duy trì kết quả từ 12 tháng trở lên.

 

Canxi Hydroxylapatite (CaHA)

Loại filler này có độ bền cao hơn HA, thường được sử dụng để tạo đường nét khuôn mặt như xương gò má, cằm. Filler này ít được sử dụng hơn axit hyaluronic. CaHA chứa các hạt Canxi hydroxyapatite siêu nhỏ trong một loại gel và được tiêm vào da. Do Canxi hydroxyapatite có đặc tính dày hơn so với axit hyaluronic, nó thường được khuyến cáo sử dụng trong điều trị các nếp nhăn sâu hơn trên da.

 

Poly-L-lactic Acid (PLLA)

Axit poly-L-lactic là một loại filler có tác dụng kích thích quá trình sản xuất collagen tự nhiên thay vì chỉ tác động đến việc làm đầy như hai loại filler trước. Việc tăng cường sản xuất collagen giúp cải thiện độ đàn hồi của da và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.

 

Mặc dù không mang lại hiệu quả ngay lập tức, nhưng việc tiêm axit poly-L-lactic mang lại hiệu quả duy trì kéo dài lâu dài, ít nhất là trong vòng 2 năm. Điều này làm cho loại filler này trở thành một lựa chọn có tác dụng kéo dài về lâu dài.

 

Polymethylmethacrylate (PMMA)

Chất làm đầy này bao gồm collagen và các hạt siêu nhỏ (microspheres) giúp làm đầy da. Tuy nhiên, theo một số báo cáo được đăng trên các tạp chí nghiên cứu về thẩm mỹ, Polymethylmethacrylat (PMMA) có thể gây ra một số vấn đề và biến chứng lâu dài trên da mặt.

 

Do đó, mặc dù được coi là loại filler có tác dụng kéo dài rất lâu (gần như vĩnh viễn), thường được sử dụng để khắc phục các nếp nhăn sâu, rãnh lõm lớn. Polymethylmethacrylate vẫn không phải là lựa chọn ưu tiên của các bác sĩ thẩm mỹ. Ở một số quốc gia như Việt Nam, Bộ Y tế hiện vẫn chưa cấp phép sử dụng loại filler này trong các phương pháp thẩm mỹ.

 

Một trong những loại fillter phổ biến
Một trong những loại fillter phổ biến nhất

Ưu và nhược điểm của tiêm filler

Ưu điểm

  • Không cần phẫu thuật, ít xâm lấn.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, không cần nghỉ dưỡng lâu.
  • Kết quả tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt.
  • An toàn, ít tác dụng phụ.
  • Có thể điều chỉnh liều lượng và vị trí tiêm theo mong muốn.
  • Hiệu quả duy trì từ vài tháng đến vài năm, tùy loại filler.

 

Việc tiêm filler cho kết quả tự nhiên
Việc tiêm filler cho kết quả tự nhiên và hài hòa với khuôn mặt

Nhược điểm

  • Chi phí cao hơn so với một số phương pháp thẩm mỹ khác.
  • Hiệu quả không vĩnh viễn, cần tiêm lại định kỳ để duy trì kết quả.
  • Có thể xảy ra một số tác dụng phụ như sưng tấy, bầm tím, đỏ da, vón cục,…
  • Nguy cơ biến chứng nếu tiêm filler tại cơ sở không uy tín hoặc do bác sĩ tay nghề kém.

 

Hậu quả của việc chọn những cơ sở không uy tín
Hậu quả của việc chọn những cơ sở không uy tín để tiêm filler

Các đối tượng phù hợp để tiêm filler

  • Người có nếp nhăn trên trán, bọng mắt, khóe mắt,…và rãnh lõm trên da.
  • Người có khuôn mặt thiếu cân đối như mũi to, gồ ghề hoặc gãy.
  • Người muốn cải thiện độ đàn hồi da, tăng độ đầy đặn của môi, má, cằm, hõm dưới mắt, đường viền hàm và mu bàn tay.
  • Người muốn nâng cao vẻ đẹp tự nhiên mà không cần phẫu thuật.

Filler là lựa chọn phù hợp cho những người bận rộn và không có nhiều thời gian cho các thủ thuật phức tạp hay phẫu thuật.

 

Người có nếp nhăn nên tiêm filler
Người có nếp nhăn nên thực hiện tiêm filler

Những lưu ý trước và sau khi tiêm filler

Trước khi tiêm filler

  • Tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia được đào tạo, cấp phép, hoặc các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc tiêm filler. Kiến thức và danh tiếng của họ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về thủ tục này.
  • Chọn cơ sở uy tín: Hãy lựa chọn các cơ sở y tế hoặc bệnh viện thẩm mỹ uy tín, được cấp phép hoạt động và có bề dày kinh nghiệm. Tránh các phòng khám tư nhân quảng cáo rầm rộ trên internet, vì thông tin của họ có thể không đáng tin cậy.
  • Tìm hiểu kỹ về chất làm đầy: Hãy tìm hiểu rõ về loại chất làm đầy sẽ được sử dụng cho bạn. Nếu chuyên gia tư vấn thiếu kiến thức về bản chất, nguồn gốc, hoặc độ an toàn của chất làm đầy, hãy xem xét lại lựa chọn của bạn.
  • Tránh mua hàng trên mạng: Không mua chất làm đầy qua internet. Thay vào đó, hãy tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, có giấy phép hoạt động và chứng nhận an toàn. Chất làm đầy được bán trực tuyến có thể tiềm ẩn rủi ro do không rõ nguồn gốc và chất lượng.
  • Xác minh tính toàn vẹn của chất làm đầy: Trước khi tiêm filler, hãy kiểm tra ống tiêm chất làm đầy để đảm bảo bao bì, nhãn mác, và tính toàn vẹn của nó. Bước này đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm chính hãng và an toàn.
  • Hiểu rõ các rủi ro và tác dụng phụ: Nắm vững các rủi ro và tác dụng phụ tiềm ẩn của quá trình tiêm filler. Kiến thức này giúp bạn chuẩn bị tinh thần và đưa ra quyết định thông minh.
  • Thông báo về tiền sử bệnh: Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tình trạng bệnh lý, dị ứng, hoặc thuốc bạn đang dùng. Điều này giúp bác sĩ đưa ra quyết định và tiến hành tiêm filler một cách an toàn và hiệu quả.

 

Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Trao đổi ý kiến với bác sĩ trước khi tiêm

Sau khi tiêm filler

  • Chăm sóc và vệ sinh da mặt đúng cách: Chú ý vệ sinh da mặt cẩn thận, đặc biệt là vùng da xung quanh nơi tiêm filler. Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng và tránh các sản phẩm khắc nghiệt có thể gây kích ứng da.
  • Tránh trang điểm và các liệu pháp làm đẹp khác ngay sau khi tiêm filler:Tránh việc trang điểm hoặc thực hiện các liệu pháp làm đẹp khác ngay sau khi tiêm chất làm đầy. Đợi cho chất làm đầy lắng xuống và vết tiêm lành hẳn trước khi tiếp tục quy trình chăm sóc da thông thường của bạn.
  • Lưu ý về chế độ ăn uống: Hạn chế ăn các thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo như thịt gà, thịt bò, nếp. Lựa chọn một chế độ ăn uống cân bằng để hỗ trợ sức khỏe làn da tổng thể.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài:Tránh ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời và hạn chế xông hơi hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao.
  • Tránh chạm vào vùng điều trị: Không chạm hoặc chà xát vùng da vừa được điều trị bằng chất làm đầy để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng hoặc dịch chuyển chất làm đầy.
  • Hạn chế các hoạt động mạnh:Tránh các hoạt động thể dục, thể thao mạnh ngay sau khi tiêm chất làm đầy để chất làm đầy ổn định và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Uông thuốc theo hướng dẫn kê đơn: Nếu được kê đơn, hãy sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Theo dõi và báo cáo kịp thời: Theo dõi chặt chẽ vùng da được tiêm, và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau, mất cảm giác, hoặc sưng tấy.
  • Tuân thủ lịch hẹn theo dõi: Tuân thủ các cuộc hẹn theo dõi theo lịch trình của bác sĩ để đảm bảo tình trạng khuôn mặt ổn định và quá trình lành thương diễn ra suôn sẻ.

 

Không nên trang điểm sau khi tiêm filler
Không nên trang điểm sau khi tiêm filler một khoảng thời gian

 

So sánh giữa tiêm filler và botox

Tiêm filler

Tiêm botox

Thành phần Có nhiều loại, tùy thuộc vào độ bền vững. Loại thường sử dụng là hyaluronic acid, calcium hydroxyapatite, PLLA… Là viết tắt của botulinum toxin – 1 độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum.
Cơ chế tác động Filler được sử dụng để làm đầy các vùng bị khuyết lõm như má hóp, rãnh mũi má sâu, và thái dương hóp.

Nó cũng được sử dụng để tạo hình gương mặt như tạo dáng cằm V-line, tạo dáng mũi cao, và tạo dáng môi gợi cảm.

Ngoài ra, filler còn giúp xóa mờ các nếp nhăn tĩnh do quá trình lão hóa.

Tiêm botox giúp ngăn tín hiệu thần kinh đến cơ, làm giảm sự co cơ và thư giãn cơ, từ đó hạn chế các nếp nhăn khi cơ mặt hoạt động.

Do đó, tiêm botox được sử dụng để xóa nhăn như những vết nhăn trên trán, vết chân chim, nếp nhăn thỏ, và nếp nhăn cười hở lợi.

Ngoài ra, botox còn được sử dụng để tạo hình khuôn mặt, làm thon gọn góc hàm.

Thời gian hiệu quả Kết quả tức thì, có công dụng kéo dài từ 6 –  24 tháng. Kết quả xuất hiện sau vài ngày, có công dụng kéo dài từ 4 – 6 tháng.

 

Tiêm botox được sử dụng để xóa nhăn
Tiêm botox thường được sử dụng để xóa nhăn

Những câu hỏi thường gặp về tiêm filler

Tiêm filler có hại về sau không?

Liệu sau khi tiêm filler có ảnh hưởng gì không? Phần lớn các loại filler có thể hấp thu vào cơ thể, kết quả làm đầy sau khi tiêm filler thường chỉ duy trì trong một thời gian nhất định, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và cơ địa mỗi người.

 

Bản chất của chất làm đầy thường không phải là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến người sử dụng. Thực tế, kỹ thuật tiêm mới thường là nguyên nhân gây ra biến chứng. Nếu kỹ thuật tiêm không đúng hoặc tiêm vào vị trí sai, hoặc lượng chất làm đầy không phù hợp, đều có thể gây ra các biến chứng.

 

Phần lớn các loại filler có thể hấp thu vào cơ thể
Phần lớn các loại filler có thể hấp thu vào cơ thể người tiêm

Tiêm filler bao lâu thì vào form?

Thời gian vào form sau khi tiêm filler có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Số lượng khu vực đã tiêm filler.
  • Loại filler đã sử dụng.
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể của khách hàng.

Hầu hết mọi người đều có thể hoạt động bình thường ngay sau khi tiêm chất làm đầy da. Tuy nhiên, khuyến cáo người tiêm filler nên tạm ngừng các hoạt động tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất cường độ cao trong vòng 1-2 ngày sau tiêm.

 

Thời gian vào form sau khi tiêm filler có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố
Thời gian vào form sau khi tiêm filler có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Tiêm filler kiêng gì?

  • Hạn chế ăn các thực phẩm có thể tăng nguy cơ hình thành sẹo như thịt gà, thịt bò, cơm nếp, mắm. Thay vào đó, lựa chọn một chế độ ăn uống cân bằng để hỗ trợ sức khỏe tổng thể của làn da.
  • Tránh ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời.
  • Tránh xông hơi hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao.
  • Tránh massage hoặc thực hiện các dịch vụ làm đẹp khác ít nhất trong vòng 2 tuần.
  • Tuân thủ lịch tái khám và kiểm tra theo đúng lịch hẹn được đặt ra bởi bác sĩ.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau, mất cảm giác,…

 

Không nên ăn cơm nếp
Không nên ăn cơm nếp một khoảng thời gian

Xem thêm:

 

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu những thông tin cơ bản về phương pháp tiêm filler, nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại gọi cho Bệnh viện thẩm mỹ Siam thông qua điện thoại 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 222 5 222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) để được tư vấn chi tiết nhé!

DỊCH VỤ NỔI BẬT
banner image
VÌ CHÚNG TÔI HIỂU NHỮNG GÁNH NẶNG CỦA BẠN


    Bác sĩ Bùi Xuân Huân

    Nội dung đã được kiểm duyệt

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *