Trong xã hội hiện đại, bệnh trầm cảm là một vấn đề nghiệm trọng ảnh hưởng cả cảm xúc và hành vi con người. Từ đó dẫn tới các hệ lụy về cả thể chất lẫn tinh thần đối với con người. Ngay trong bài viết sau của Bệnh viện thẩm mỹ Siam Thailand, hãy cùng tham khảo về dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục của căn bệnh đáng quan ngại này nhé.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng phổ biến và nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách suy nghĩ và hành vi của một người. Nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về cảm xúc và thể chất và làm giảm khả năng hoạt động bình thường trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Những biểu hiện đặc trưng của trầm cảm thường bao gồm cảm giác buồn bã, tinh thần chán nản kéo dài và mất đi động lực trong cuộc sống. Những người mắc bệnh trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, hành vi, suy nghĩ và thường đi kèm với những tư duy tiêu cực. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều vấn đề đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân.
Cảm xúc tiêu cực kéo dài ở những người trầm cảm có thể gây ra những khó khăn đáng kể trong công việc, cuộc sống hàng ngày và có thể gây rạn nứt trong các mối quan hệ. Thực tế, không ít trường hợp trầm cảm nặng có ý định và thậm chí tự tử nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Trầm cảm là một vấn đề phổ biến, tỷ lệ người trẻ dưới 20 tuổi mắc trầm cảm đang tăng lên, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển. Nguyên nhân có thể do lạm dụng rượu và các chất kích thích ngày càng gia tăng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh bệnh trầm cảm
Khi bị trầm cảm, bệnh nhân có thể thể hiện các biểu hiện khác nhau, một số triệu chứng phổ biến đối với căn bệnh này bao gồm:
- Vấn đề với giấc ngủ, gặp khó khăn trong hoặc mất ngủ trong thời gian dài.
- Vấn đề về ăn uống, cảm giác chán ăn hoặc thường xuyên không có cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Cảm giác không thoải mái, luôn cảm thấy bực bội, lo lắng và không thoải mái.
- Ngại giao tiếp xã hội, không muốn giao tiếp hoặc tiếp xúc với người khác.
- Tình trạng chán nản, buồn rầu, mất hứng thú với nhiều thứ và không duy trì được sự hứng khởi.
- Luôn nhìn nhận mọi thứ một cách bi quan và cảm thấy mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn.
- Luôn tự ti và sợ hãi về bản thân.
- Ý nghĩ về tự tử hoặc hành động tự sát.
Trầm cảm có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người mắc phải. Do đó, việc điều trị càng được thực hiện sớm càng tốt để ngăn chặn những hậu quả xấu. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến hành động tự gây hại đối với bản thân người bệnh và người thân xung quanh.
Tác hại của bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm có thể mang lại nhiều hậu quả và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Dưới đây là một số tác hại:
- Sức khỏe giảm sút và tinh thần suy giảm: Người bị trầm cảm thường gặp vấn đề với giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng đến sự minh mẫn và hiệu suất làm việc.
- Rối loạn về ăn uống và suy nhược cơ thể: Trầm cảm có thể gây ra rối loạn về thèm ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể nghiêm trọng do thiếu chất dinh dưỡng.
- Khó khăn trong giao tiếp và mối quan hệ xã hội: Ảnh hưởng đến mối quan hệ công việc, sự nghiệp và có thể gây ra rạn nứt trong các mối quan hệ gia đình.
- Tính tinh thần bi quan: Người mắc trầm cảm thường cảm thấy bi quan, thiếu sự hứng thú và động lực với các hoạt động hàng ngày, bao gồm cả công việc và hoạt động gia đình.
- Nguy cơ tự tử hoặc gây hại cho người khác: Trong trường hợp trầm cảm trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử hoặc hành động gây hại cho người khác.
- Mắc các bệnh lý khác: Trầm cảm còn là yếu tố làm tăng nguy cơ và làm phức tạp các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, hay rối loạn tuyến giáp.
Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Trầm cảm thường phổ biến trong các gia đình có tiền sử bệnh trầm cảm.
- Hormone: Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến trầm cảm. Thay đổi hormone có thể gây ra vấn đề sau sinh cho phụ nữ, các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, mãn kinh hoặc một số bệnh lý khác.
- Sự mất cân bằng nồng độ serotonin trong não: Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự thay đổi về chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh và cách chúng tương tác với các mạch thần kinh liên quan có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh trầm cảm.
- Stress – căng thẳng: Đây là một trong những yếu tố chính gây ra trầm cảm. Chấn thương lớn ảnh hưởng đến người bệnh như: những cú sốc như mất thị lực, mất chiều cao, mất khả năng sinh sản và các sự kiện khác.
- Các yếu tố khác: Tiền sử rối loạn lưỡng cực, lạm dụng rượu hoặc chất kích thích, tổn thương tinh thần trong thời thơ ấu, bệnh nặng, sử dụng một số loại thuốc gây căng thẳng,…
Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
- Gặp bác sĩ: Trước khi hẹn với bác sĩ, bạn nên thống kê tất cả các triệu chứng và dấu hiệu bất thường, cung cấp thông tin cá nhân của bạn và liệt kê tất cả các loại thuốc, vitamin và các chất bổ sung mà bạn đang sử dụng cùng với liều lượng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi về tình trạng sức khỏe của bạn để bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất.
- Chẩn đoán: Bác sĩ có thể thực hiện một loạt các bước khám sức khỏe giúp xác định nguyên nhân gây ra trầm cảm. Các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, sinh hóa, chức năng gan và thận, xét nghiệm hình ảnh như CT hoặc MRI của não, đánh giá điện não đồ và điện tim. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các bài kiểm tra tâm lý như bảng câu hỏi Beck, Hamilton hoặc MMPI để đánh giá mức độ trầm cảm của bạn.
- Phương pháp điều trị: Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, do đó, từng trường hợp có thể đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau. Dựa vào nguyên nhân cụ thể và biểu hiện cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị và kết hợp với các loại thuốc phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần duy trì lối sống lành mạnh để việc chữa trị hiệu quả nhất.
Cách phục hồi sau điều trị trầm cảm
- Sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn sau khi mắc bệnh trầm cảm. Gia đình và cộng đồng mang đến sự ủng hộ tinh thần, sự quan tâm và cảm giác không đơn độc cho bệnh nhân, giúp họ cảm thấy được chăm sóc từ những người xung quanh.
- Để chữa trị bệnh trầm cảm tại nhà một cách hiệu quả, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là rất quan trọng. Khi cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, não bộ sẽ hoạt động tốt hơn, giúp cân bằng cảm xúc và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Nhằm cải thiện tình trạng buồn bã và tự ti, người bệnh có thể thiết lập mục tiêu hàng ngày như nấu ăn, chăm sóc cây cảnh, hoạt động thể chất giúp bệnh nhân xác định các nhiệm vụ cần hoàn thành trong ngày và tránh tình trạng suy sụp, chán nản.
Xem thêm:
- Sa trực tràng: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
- Rối loạn ăn uống là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Rối loạn đông máu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Hy vọng rằng những thông tin được trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh trầm cảm cũng như các khía cạnh quan trọng liên quan đến căn bệnh này, giúp cho bệnh nhân sớm hồi phục và trở lại trạng thái sức khỏe bình thường. Để biết thông tin chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với Siam qua số 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 2225 222 (Siam TP.Hồ Chí Minh).