VIE

Nâng ngực ăn khoai lang được không? Kiêng ăn gì sau nâng ngực?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Chế độ ăn uống sau nâng ngực đóng vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo kết quả thẩm mỹ và tốc độ hồi phục. Vậy nâng ngực ăn khoai lang được không? Cần kiêng những thực phẩm nào để tránh ảnh hưởng đến vết thương và quá trình lành thương? Cùng Bệnh viện thẩm mỹ Siam Thailand tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Nâng ngực ăn khoai lang được không?

Khoai lang là loại củ quen thuộc với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau, được nhiều người ưa chuộng bổ sung và chế độ ăn. Vậy nâng ngực ăn khoai lang được không? Sau phẫu thuật nâng ngực, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức khoai lang.

 

Loại củ này không gây ảnh hưởng xấu đến vết thương hay quá trình hồi phục. Ngược lại, dưỡng chất trong khoai lang giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, giúp vết thương mau lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

 

Có thể ăn khoai lang sau nâng ngực
Có thể ăn khoai lang sau nâng ngực

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang với nguồn dinh dưỡng đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể phục hồi sau phẫu thuật. Các thành phần dinh dưỡng nổi bật của khoai lang như:

  • Protein: Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo mô và chữa lành vết thương.
  • Tinh bột: Nguồn năng lượng dồi dào, giúp cơ thể duy trì sức khỏe và chống lại mệt mỏi sau phẫu thuật.
  • Chất xơ: Ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
  • Vitamin C: Tăng cường sản xuất collagen, giúp vết thương mau lành và giảm sẹo.
  • Vitamin A: Chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tổn thương và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin E: Hỗ trợ sức khỏe làn da, giúp da đàn hồi và mịn màng.
  • Sắt: Tăng cường khả năng tạo máu, giúp cơ thể phục hồi sau mất máu do phẫu thuật.
  • Magie: Giảm căng thẳng, lo lắng và hỗ trợ chức năng cơ bắp.
  • Kali: Kiểm soát huyết áp, duy trì cân bằng điện giải và hỗ trợ chức năng tim mạch.
  • Kẽm: Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Chất chống oxy hóa: Bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

 

Khoai lang với nguồn dinh dưỡng đa dạng
Khoai lang với nguồn dinh dưỡng đa dạng

Lợi ích của việc ăn khoai lang sau nâng ngực

Trong khoai lang chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích sau nâng ngực, cụ thể như sau:

  • Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng: Khoai lang giàu carbohydrate phức hợp, cung cấp năng lượng bền vững cho cơ thể phục hồi sau phẫu thuật. Hàm lượng vitamin và khoáng chất đa dạng hỗ trợ các chức năng cơ thể và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón: Chất xơ trong khoai lang giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón – một vấn đề thường gặp sau phẫu thuật do ít vận động và sử dụng thuốc giảm đau.
  • Chống oxy hóa, giảm viêm, hỗ trợ quá trình lành thương: Khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin A và beta-carotene, giúp giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và thúc đẩy quá trình lành thương.
  • Thúc đẩy tổng hợp collagen, giúp hình thành mô sẹo đẹp: Vitamin C trong khoai lang đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, giúp hình thành mô sẹo mịn màng và mờ dần theo thời gian.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C và các khoáng chất như kẽm, sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng sau phẫu thuật.
  • Cải thiện tâm trạng: Khoai lang chứa tryptophan, một axit amin giúp sản xuất serotonin – hormone hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ và ít calo, giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng sau phẫu thuật.

 

Khoai lang mang đến nhiều lợi ích sau nâng ngực
Khoai lang mang đến nhiều lợi ích sau nâng ngực

Lưu ý khi ăn khoai lang sau nâng ngực

Khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng cho người sau nâng ngực nhưng cần lưu ý về lượng, cách chọn, cách chế biến và tránh kết hợp với một số thực phẩm khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 củ khoai lang mỗi ngày (khoảng 300g) và ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa là tốt nhất, tránh ăn vào buổi tối để tránh đầy hơi, khó tiêu và mất ngủ.
  • Chọn củ khoai lang có hình dáng đều, không bị sứt mẻ hay có vết thâm đen, khoai cứng cáp, không bị mềm nhũn.
  • Vỏ khoai lang nên có màu sắc tươi sáng, không bị mọc mầm, có đốm đen hoặc chuyển sang màu xanh.
  • Ưu tiên hấp hoặc luộc để giúp dễ tiêu hóa và giữ lại tối đa dưỡng chất, không ăn khoai lang sống
  • Giữ lại vỏ vì vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tuy nhiên, cần rửa sạch trước khi chế biến.
  • Không ăn khoai lang quá nhiều khi đói.
  • Tránh kết hợp khoai lang với cua, ghẹ, cà chua, hồng.

 

Chỉ nên ăn 1 - 2 củ khoai lang 1 ngày
Chỉ nên ăn 1 – 2 củ khoai lang 1 ngày

Các loại thực phẩm nên và không nên ăn sau nâng ngực

Thực phẩm nên ăn

Để hỗ trợ quá trình phục hồi và làm lành vết thương nhanh chóng, bạn nên bổ sung một số thực phẩm sau vào thực đơn hằng ngày của mình:

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt heo nạc, nấm, các loại đậu, hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều) cung cấp nguyên liệu cho việc xây dựng và tái tạo mô, giúp vết thương mau lành.
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Rau xanh (bông cải xanh, rau cải, bí đỏ, rau bina, cải bó xôi), trái cây tươi mọng nước (cam, quýt, việt quất, dâu tây, kiwi, táo, nho) tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
  • Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, hạnh nhân, các loại hạt có tác dụng tốt cho tim mạch, giảm viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Thực phẩm chứa sắt: Gan động vật, huyết, sữa tươi hỗ trợ quá trình tạo máu, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
  • Thực phẩm bổ sung nước: Nước ép, cà chua, dưa chuột giữ cho làn da vùng ngực tươi trẻ và săn chắc, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố.

 

Thực phẩm nên ăn sau nâng ngực
Thực phẩm nên ăn sau nâng ngực

Thực phẩm không nên ăn

Ngoài ra, bạn cần kiêng một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và sức khỏe như:

  • Thực phẩm gây dị ứng hoặc kích ứng: Hải sản, thực phẩm lên men (dưa muối, cà muối) có thể gây ngứa ngáy, sưng tấy và viêm nhiễm.
  • Thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình lành thương: Rau muống, thịt bò có thể làm tăng nguy cơ sẹo lồi và sẹo thâm.
  • Thực phẩm gây khó tiêu và kích ứng dạ dày: Đồ nếp, thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều đường tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
  • Thực phẩm nhiều đường: Bánh kẹo, nước ngọt, các loại đồ uống có ga,… chứa nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình lành thương và tăng nguy cơ sẹo xấu.
  • Thực phẩm cản trở lưu thông máu: Chất kích thích (rượu bia, cafein, nicotin) làm chậm quá trình lành thương.

 

Thực phẩm nên kiêng sau nâng ngực
Thực phẩm nên kiêng sau nâng ngực

Cách chăm sóc sau nâng ngực giúp phục hồi nhanh

Chăm sóc vết thương

Chăm sóc vết thương đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh lành và có tính thẩm mỹ hơn:

  • Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Trong 1 – 3 ngày đầu, bạn hãy chườm lạnh để giảm sưng, sau đó chuyển sang chườm ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm đau.
  • Thay băng và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để vết thương mau lành.
  • Mặc áo định hình liên tục trong tháng đầu tiên để cố định dáng ngực và hỗ trợ quá trình phục hồi.

 

Mặc áo định hình liên tục
Mặc áo định hình liên tục

Lối sống, sinh hoạt

Lối sống, sinh hoạt sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả thẩm mỹ, do đó bạn cần:

  • Hạn chế vận động mạnh, tránh các hoạt động thể chất mạnh như tập gym, chạy nhảy, bơi lội trong 6 tháng đầu để tránh ảnh hưởng đến vết thương và dáng ngực.
  • Tránh để nước và mồ hôi dính vào vết thương, luôn giữ vết mổ khô ráo.
  • Nằm ngửa trong 3 – 4 tuần đầu, tránh nằm nghiêng hoặc sấp để không ảnh hưởng đến dáng ngực và tạo áp lực lên túi độn.
  • Sau khi vết thương lành bạn có thể bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hay pilates.
  • Không quan hệ tình dục trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật để đảm bảo vết thương lành hoàn toàn.

 

Có thể đi bộ sau khi vết thương đã lành
Có thể đi bộ sau khi vết thương đã lành

Nghỉ ngơi hợp lý

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi đặc biệt trong 1 – 2 tuần đầu, hãy nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể tập trung vào quá trình phục hồi.
  • Giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể tái tạo năng lượng và phục hồi nhanh chóng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả và hỗ trợ quá trình lành thương.
  • Hạn chế thiết bị điện tử, giảm thời gian sử dụng điện thoại, máy tính để mắt được nghỉ ngơi và tránh mỏi cổ, vai gáy.
  • Tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến trình hồi phục và xử lý kịp thời các vấn đề.

 

Tái khám định kỳ
Tái khám định kỳ

Xem thêm:

 

Hy vọng với các thông tin trên đây, bạn đã biết được nâng ngực ăn khoai lang được không, lợi ích khi ăn khoai lang, các thực phẩm nên và không nên ăn sau nâng ngực. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0868 321 321 (Siam Hà Nội) hoặc 094 222 5 222 (Siam TP.Hồ Chí Minh) để được tư vấn chi tiết nhé!

DỊCH VỤ NỔI BẬT
banner image
VÌ CHÚNG TÔI HIỂU NHỮNG GÁNH NẶNG CỦA BẠN


    Bác sĩ Bùi Xuân Huân

    Nội dung đã được kiểm duyệt

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *